Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 28/3: Bé trai 5 tuổi viêm da tiếp xúc vì bị kiến ba khoang đốt

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 28/3/2022. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 28/3/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Bé trai 5 tuổi viêm da tiếp xúc vì bị kiến ba khoang đốt

Pháp Luật Việt Nam dẫn thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhi đến khám trong tình trạng tổn thương da 3 ngày. Được biết, bệnh nhi là bé trai L.V.L (5 tuổi, trú tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).

Ban đầu, bệnh nhi nổi vài đốm đỏ ở vùng mặt, sau đó tổn thương xuất hiện ở nhiều vùng da khác như cổ tay, vùng sinh dục gây đau rát. Bác sĩ ở địa phương chẩn đoán bệnh nhi mắc bệnh Zona, kê đơn thuốc Acyclovir bôi, uống nhưng tổn thương không đỡ mà lan ra vùng da xung quanh. Cha bệnh nhi cho biết gia đình còn hai bé cũng mắc bệnh tương tự.

Bệnh nhi 5 tuổi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt. Ảnh minh họa

Theo TS.BS Phạm Thị Mai Hương, khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng hoặc tên gọi khác là viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.

Trẻ được kê đơn thuốc điều trị và theo dõi tại nhà, thuốc bôi tại chỗ. Tùy vào mức độ, giai đoạn bệnh, bác sĩ chỉ định thuốc dạng dung dịch hoặc thuốc dạng cream chứa corticosteroid, kháng sinh hoặc phối hợp cả hai.

Để phòng tránh bị kiến ba khoang cắn, bác sĩ khuyến cáo gia đình hạn chế mở cửa, đặc biệt nhà gần cánh đồng, nhiều cây cối, gần bóng đèn cao áp, đồng thời tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, tắt bớt ánh sáng không cần thiết. 

Ngoài ra, quần áo và khăn mặt cần iũ mạnh trước khi dùng, phơi quần áo trẻ không lộn phơi mặt tiếp xúc với da ra ngoài. Không dùng tay trần để bắt giết miết kiến ba khoang, rửa ngay bằng nước sạch và xà phòng hoặc nước muối loãng khi thấy rát ngứa ở một vùng da.

Bé 2 tuổi nhập viện cấp cứu vì bị chó nhà hàng xóm cắn

Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận một bệnh nhi 2 tuổi nhập viện cấp cứu vì bị chó nhà hàng xóm cắn, theo Pháp Luật Việt Nam.

Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau đớn, hoảng loạn với các vết thương vùng mặt phức tạp: 1 vết thương cánh mũi phải xuyên thấu lỗ mũi, 1 vết thương môi trên phía bên phải xuyên thấu tiền đình môi trên.

Tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ nhanh chóng tiêm huyết thanh kháng độc tố, uốn ván, thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, bên cạnh đó trấn an tinh thần bé rồi khẩn trương tiến hành phẫu thuật cấp cứu xử lý tổn thương vùng mặt.

Theo bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, tình hình sức khỏe của bé hiện ổn định, vết thương vùng mặt có ít dịch thấm băng. Trong khi đó, vết thương cánh mũi phải là vết thương khá phức tạp, cần khâu phục hồi 3 lớp: lớp sụn cánh mũi, niêm mạc mũi và da cánh mũi.

Cô gái đến viện với vết cắt dài 15cm trên cổ

Một cô gái 25 tuổi vừa đến Bệnh viện JW (quận 1, TP.HCM) trong tình trạng vùng cổ hoại tử nặng, chằng chịt các vết sẹo, vết thương hở chưa kịp lành do trải qua 4 lần phẫu thuật nạo áp-xe trước đó. Đặc biệt, vết cắt ngang cổ dài 15cm nối dài từ góc hàm bên này đến tận góc hàm bên kia, theo Sức Khỏe & Pháp Luật.

Nữ bệnh nhân đã được các bác sĩ thực hiện phẫu thuật thành công. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Nữ bệnh nhân cho biết, cách đây khoảng 4 tháng đã thực hiện tiêm tan mỡ nọng ở một cơ sở thẩm mỹ chui. 1 tuần sau đó, vết tiêm ở cổ bỗng bắt đầu sưng tấy và nổi mủ. Bệnh nhân quay lại cơ sở thẩm mỹ ban đầu thì được giải thích rằng do chất tan mỡ đó “chưa tan hết” nên mới đóng cục.

Những ngày sau đó, tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân bắt đầu bị sốt, khối u phù nề nghiêm trọng, thậm chí còn lan ra khắp vùng cổ. Không chỉ vậy, vùng cằm còn xuất hiện những đốm mủ sưng to và biến dạng xệ xuống.

Lo lắng về tình trạng trên, bện nân đã đến nhiều cơ sở thẩm mỹ khác để xử lý khối áp-xe nhưng sau vẫn bị tái lại nhiều lần. Qua thăm khám và khai thác bệnh sử, bác sĩ cho biết bệnh nhân đã tiêm 1 chất dịch lạ vào vùng cằm và má, trải qua 3 lần giải phẫu để nạo hút áp-xe nhưng vẫn không hết.

Theo VOV, bác sĩ quyết định không cho bệnh nhân mổ liền mà cho truyền thuốc kháng sinh trước 3 ngày, sau đó quan sát tình hình và tiến hành phẫu thuật vào thời điểm thích hợp. Mới đây, bệnh nhân đã được các bác sĩ phẫu thuật thành công, sau hơn 4 tiếng phẫu thuật, toàn bộ dịch mủ tích tụ trong cổ và cằm được nạo hút hết.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật