Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 27/2: Cứu sống người phụ nữ bị đột quỵ nhồi máu não cấp

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 27/2/2024. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 27/2/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Cứu sống người phụ nữ bị đột quỵ nhồi máu não cấp

Báo Giáo Dục và Thời Đại dẫn thông tin từ Bệnh viện đa khoa Gia đình Đà Nẵng cho biết, các y bác sĩ của bệnh viện vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân người Đài Loan (Trung Quốc) bị đột quỵ nhồi máu não cấp.

Theo đó, khi vừa từ Đài Loan sang Việt Nam du lịch, bệnh nhân H.H.Y (nữ, 59 tuổi, người Đài Loan - Trung Quốc) có một cơn thiếu máu não thoáng qua với triệu chứng khó nói và tự hồi phục sau 1 giờ.

Đến tối cùng ngày, bệnh nhân Y. tiếp tục xuất hiện triệu chứng khó nói, liệt nửa người và méo miệng đột ngột. Bệnh nhân lập tức được đưa đến khoa Hồi sức Cấp cứu Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa Gia đình. Được biết, đây là giờ thứ 2,5 sau khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng.

Người bệnh hồi phục sau khi được cấp cứu kịp thời. Ảnh: Giáo Dục và Thời Đại

Tại bệnh viện, các y bác sĩ đã nhanh chóng khám và kích hoạt cấp cứu đột quỵ cấp cho bệnh nhân H.H.Y. Sau 45 phút, bệnh nhân được chẩn đoán Đột quỵ nhồi máu não cấp bán cầu não trái, không tắc động mạch não lớn và được chỉ định điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch sau 50 phút từ khi vào viện.

Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả cao được khuyến cáo hàng đầu cho bệnh nhân nhồi máu não trong vòng 4,5 giờ từ khi khởi phát triệu chứng, giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong cũng như di chứng tàn phế. Đặc biệt là trong những trường hợp nhồi máu não cấp do tắc mạch máu nhỏ trong não.

Đánh giá lại sau 1 giờ, các triệu chứng thần kinh của đột quỵ cấp của bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn như nói rõ tiếng, hết méo miệng, tay chân phải vận động tốt.

Bác sĩ CKI. Dương Tuấn Sơn - khoa Hồi sức Cấp cứu Đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng cho biết, những người có dự định đi du lịch, đặc biệt là đến đến những nơi có điều kiện thời tiết khác biệt so với nơi mình đang sinh sống hay có hành trình bay dài nên tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ và tim mạch.

Đồng thời, kiểm soát tốt các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, rung nhĩ, bệnh van tim, hẹp động mạch não… Dự phòng bệnh đột quỵ với các thuốc chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa thường xuyên.

Người đàn ông nuốt phải “vật thể lạ” trong món bò lá lốt

Theo báo Dân Trí,  đại diện Bệnh viện Vũng Tàu cho biết, các bác sĩ vừa can thiệp, cứu thành công một trường hợp bị dị vật cắm vào cơ thể nguy hiểm vì tai nạn trong lúc ăn uống.

Bệnh nhân là ông H. (50 tuổi, ngụ phường Thắng Nhì, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Khai thác bệnh sử, ngày 22/2, trong quá trình dùng bữa tối cùng gia đình tại một quán ăn, người đàn ông đã vô tình nuốt phải "vật thể lạ" có trong món bò lá lốt.

Theo bệnh nhân chia sẻ, phần lá lốt được ghim bằng tăm và bị che lấp phía dưới, lại ăn theo kiểu cuốn rất khó phát hiện đặc biệt. Đến 5h hôm sau, bệnh nhân thấy đau bụng và được gia đình đưa đi cấp cứu. Tại Bệnh viện Vũng Tàu, ông H. được thăm khám, nội soi dạ dày thấy hình ảnh dị vật dạng que tăm dài khoảng 3cm, cắm vào vùng hang vị của dạ dày.

Các bác sĩ đánh giá, đây là một trường hợp hóc dị vật khá phức tạp vì que tăm đã găm vào thành dạ dày. Quá trình gắp dị vật đưa ra ngoài, bệnh nhân có thể bị tổn thương thêm ở dạ dày thực quản, đặc biệt là nguy cơ thủng ruột.

“Ngoài ra, khi nhận thấy người thân hoặc những người xung quanh có triệu chứng yếu tay chân một bên, méo miệng hay nói ngọng thì không nên cạo gió, chích máu đầu ngón tay hay chờ bệnh nhân ổn mới gọi cấp cứu mà phải lập tức liên hệ các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời”, bác sĩ Sơn khuyến cáo.

XEM THÊM: Cô gái 29 tuổi mắc ung thư dạ dày vì thói quen dân văn phòng hay gặp, bác sĩ chỉ ra cách phòng ngừa

Sau khi cân nhắc các nguy cơ và tiến hành thủ thuật kỹ lưỡng, ekip điều trị đã can thiệp gắp lấy dị vật thành công, không để lại biến chứng cho người bệnh. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của ông H. ổn định, sinh hoạt bình thường và đã được xuất viện.

Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh dị vật đường tiêu hóa đối với mọi lứa tuổi, người dân nên đề cao cảnh giác, tránh những thói quen ăn uống dễ gây hóc dị vật.

Khi đã lỡ gặp tai nạn, tuyệt đối không móc họng, không cố ăn miếng cơm to để hi vọng làm trôi những dị vật như xương vì có thể làm chúng rơi xuống sâu thực quản dạ dày, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Thay vào đó, người dân cần ngừng ăn, cố khạc hết thức ăn ra khỏi miệng và sớm đến bệnh viện kiểm tra để được xử trí kịp thời.

Đắk Lắk ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 4 từ đầu năm 2024

Tạp chí Tri Thức đưa tin ngày 26/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết địa phương vừa ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh dại. Bệnh nhân là Y.L.W.N. (28 tuổi, trú tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk).

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Ảnh minh họa: Shutterstock

Trước đó, ngày 23/2, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng khó thở, tức ngực khi uống nước, người nhà đưa đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Tại đây, N. được chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn. Đến 22h30 ngày 25/2, bệnh nhân không qua khỏi.

Người nhà bệnh nhân cho hay cách ngày nhập viện khoảng 4 tháng, N. bị chó nuôi trong nhà cắn vào lòng bàn tay trái và không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật