Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 15/10/2019: Cất tiền tiết kiệm trong tủ, người đàn ông trắng tay vì lý do cay đắng

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 15/10/2019. Cập nhật tin đời sống mới ngày 15/10/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 15/10/2019. Cập nhật tin đời sống mới ngày 15/10/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Cất tiền tiết kiệm trong tủ, người đàn ông trắng tay vì lý do cay đắng

Rất nhiều tờ 100 RM (khoảng 550,000 đồng) và 50 RM (khoảng 270,000 đồng) bị thủng lỗ khiến khổ chủ đau đớn.

Trong một nhóm cộng đồng bang Sarawakian (Malaysia) trên Facebook, một thanh niên đã chia sẻ đoạn video mà trong đó, chú của anh cùng những người khác đang vất vả lựa từng tờ tiền ít hư hao nhất trong đống giấy bạc rách nát vì bị mối ăn.

Đáng lẽ, giây phút “khui tiền tiết tiệm” phải là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của người đàn ông, nhưng lũ mối đã phá hủy tất cả.

Trong đoạn video, rất nhiều tờ 100 RM (khoảng 550,000 đồng) và 50 RM (khoảng 270,000 đồng) bị thủng lỗ, khiến người xem đau đớn thay cho khổ chủ. Trước câu chuyện buồn trên, nhiều cư dân mạng đã đưa ra những đề nghị trong việc cất giữ tiền tiết kiệm nếu không muốn gửi ngân hàng.

Một tài khoản khuyên rằng mọi người hãy nên để tiền mặt của mình vào hộp roti - hộp đựng bánh quy ở Malaysia.

Một người khác lại dành “lời khen” cho những con mối vì độ “thông minh” của chúng khi chỉ toàn gặm những tờ tiền có giá trị lớn như đồng 100 và 50 RM. Tuy nhiên, sự trùng hợp ngẫu nhiên này có thể lý giải được vì các tờ tiền mệnh giá nhỏ thường chứa nhiều thành phần từ nhựa hơn tờ tiền có mệnh giá lớn.

Nhiều cư dân mạng khác lại khuyên người đàn ông nên mang tiền bị hỏng đến ngân hàng để đổi, và thực tế, điều này hoàn toàn khả thi.

Theo tệp quy định của ngân hàng Negara (Malaysia), tiền bị rách, bị cháy, hoặc bị mối ăn có thể được đổi dựa vào những lưu ý sau:

- Một đổi một với những mẩu tiền hỏng có kích thước lớn hơn 2/3 kích thước tờ tiền gốc;

- Đổi một nửa giá trị ban đầu cho những mẩu tiền hỏng có kích thước lớn hơn 1/2 và nhỏ hơn 2/3 kích thước tờ tiền gốc;

- Không đổi những mẩu tiền hỏng có kích thước nhỏ hơn 1/2 kích thước tờ tiền gốc.

Như vậy, có lẽ “khổ chủ” sẽ phải chịu “lỗ” một chút, nhưng vẫn tốt hơn là mất trắng toàn bộ số tiền tiết kiệm.

Cảm động người chồng trẻ cho thận để cứu vợ

Các bác sĩ đưa quả thận của người chồng vào cơ thể người vợ - Ảnh: Người lao động

Ngày 14/10, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP HCM) cho biết lần đầu tiên đã ghép thận thành công giữa người hiến thận và người nhận không cùng huyết thống. Bệnh nhân là chị P. (32 tuổi, ngụ Sóc Trăng), bị suy thận mạn giai đoạn cuối từ năm 2016. Người cho thận là chồng chị, anh H. (33 tuổi).

Gần nửa năm qua, chị P. phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần mới có thể duy trì sự sống. Mỗi lần chạy thận là cơ thể chị bị các cơn đau hành hạ, đau đớn, mệt mỏi, gần như vắt kiệt sức khỏe.

Sau khi kiểm tra, xét nghiệm cần thiết, anh H. đủ điều kiện để có thể hiến thận cho vợ. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á với với sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện ca ghép thận thành công cho chị P.

Sau hơn 4 giờ phẫu thuật, thận ghép vào bắt đầu hoạt động tốt. Hiện tại, sức khỏe của vợ chồng chị P. đã ổn định, đang tiếp tục được theo dõi sát.

Dẫu còn nhiều lo toan nhưng nhưng giờ cuộc sống vợ chồng anh H. bước sang trang mới. Đây cũng là một câu chuyện tình đẹp của đôi vợ chồng trẻ sau những ngày tháng u ám vì bệnh tật.

9 người ở TP.HCM tử vong do sốt xuất huyết

Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: Pháp luật TP. HCM

Chín tháng đầu năm 2019, TP.HCM có hơn 48.400 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 124% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó chín ca tử vong.

Đó là số liệu báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (CDC) về tình hình dịch bệnh chín tháng đầu năm. Trong tháng 9, trên địa bàn TP ghi nhận hơn 8.230 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tương đương với số ca mắc trong tháng 8.

Tích lũy trong chín tháng đầu năm, toàn TP có hơn 48.400 ca mắc SXH bao gồm số nhập bệnh viện và điều trị ngoại trú, tăng 124% so với cùng kỳ năm 2018. Trung bình mỗi tuần có khoảng 1.800 ca mắc mới. Tính đến tháng 9, TP ghi nhận chín ca tử vong do SXH, chủ yếu ở người lớn ở các quận: 2, Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân, các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh (cùng kỳ năm 2018 chỉ ghi nhận hai ca tử vong).

Cùng với đó, bệnh tay chân miệng cũng đang có xu hướng tăng nhanh. Chín tháng đầu năm, TP ghi nhận hơn 16.000 ca mắc tay chân miệng bao gồm nhập bệnh viện điều trị nội trú và điều trị ngoại trú. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở nhóm trẻ 0-3 tuổi (chiếm 90%). Từ đầu năm đến nay đã có 85 ổ dịch tay chân miệng phát sinh trong trường học, trong đó 68 ổ dịch được ghi nhận trong tháng 9.

Bên cạnh đó, trong tháng 9, toàn TP cũng ghi nhận 136 ca mắc sởi được báo cáo. Tích lũy chín tháng đầu năm 2019, TP có 6.192 ca mắc sởi (cùng kỳ năm 2018 chỉ 99 ca). Trong hơn 6.000 ca mắc sởi, chỉ có bốn trẻ tiêm đủ hai mũi vaccine , 15 trẻ tiêm một mũi vaccine, còn lại 51% chưa được tiêm chủng và 48% chưa rõ tiền sử tiêm chủng.

Một dịch bệnh nữa đáng lưu tâm là bệnh ho gà. Tuy tháng 9 không có ca ho gà nhưng cộng dồn từ đầu năm đến nay có 21 ca mắc tại 14 quận, huyện. Trong đó có 16 ca chưa đến tuổi tiêm chủng, bốn ca tiêm chủng chưa đầy đủ, một ca không tiêm chủng.

Để hạn chế dịch bệnh diễn biến phức tạp và tiếp tục gia tăng, từ nay đến cuối năm 2019, ngành y tế TP.HCM tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, SXH tại các phường, xã. Khuyến khích các địa phương tăng xử phạt cá nhân, tập thể vi phạm Nghị định 176/2013/ NĐ-CP để phát sinh ổ dịch trong cộng đồng. Cạnh đó, tiếp tục giám sát công tác tiêm chủng mở rộng, khuyến cáo phụ huynh đưa con em đến trạm y tế tiêm phòng vaccine ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Cấp cứu vì tai nạn giao thông nhưng bác sĩ phải đi "chữa" ong đốt

Ong đốt khiến bệnh nhân khó chịu - Ảnh: Minh họa

Gần sáng ngày 11/10, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ đã tiếp nhận bệnh nhân nam 42 tuổi (trú tại Hữu Đô, Đoan Hùng, Phú Thọ). Bệnh nhân được đưa tới phòng cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh, huyết áp tụt, gọi hỏi đáp ứng chậm, nói ngắt quãng… Da nổi sẩn đỏ toàn thân, lác đác vùng miệng, mắt có dấu hiệu phù Quincke, bệnh nhân khó thở, thở nhanh, không rít thanh quản. Vùng chẩm có vết thương xước da chảy máu, đau ngực, đau quặn bụng từng cơn, hội chứng màng não âm tính, không liệt thần kinh khu trú, phổi thông khí đều, không ran co thắt, không rít thanh quản, bụng mềm, ấn đau thượng vị, không phản ứng thành bụng.

Theo người nhà bệnh nhân, buổi tối bệnh nhân đi chơi bằng xe máy, nửa đêm có người phát hiện bệnh nhân bị tai nạn giao thông đang nằm ở ven đường trong trạng thái mất ý thức sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Mặc dù qua thăm khám xác định người bệnh có bị đa chấn thương, vùng đầu và trên một số vị trí cơ thể có vết sây sát chảy máu. Từ những triệu chứng lâm sàng thu được các bác sỹ thống nhất nhận định trạng thái lơ mơ, các chỉ số sinh tồn của người bệnh dao động… không phải do tai nạn giao thông. Có thể bệnh nhân đã bị dị ứng, phản vệ với một dị nguyên chưa xác định.

Ở thời điểm đó, bệnh nhân đã rơi vào trạng thái sốc, tính mạng bị đe dọa. Trước khi cho bệnh nhân làm các cận lâm sàng cần thiết, bác sỹ trực đã quyết định sử dụng phác đồ điều trị sốc phản vệ với Adrenalin 1mg x 1 ống 2 lần, mỗi lần ½ ống, truyền dịch và lắp Monitoring theo giõi…

Sau ba mươi phút bệnh nhân tỉnh, huyết động ổn định, nhớ và kể lại diễn biến. Tối cùng ngày bệnh nhân bị ong đốt, ban đầu chỉ ngứa, đau, buốt, nhưng tình trạng khó chịu tăng dần, bệnh nhân định chạy xe máy về nhà để đi bệnh viện nhưng ngang đường thì ngã và không còn biết gì nữa.

Trong trường hợp này, các bác sỹ trực cấp cứu đã đánh giá đúng, bệnh nhân tai nạn giao thông nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôn mê và đe dọa tính mạng của bệnh nhân lại đến từ phản vệ do côn trùng đốt. Hiện tại bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và có thể được ra viện.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật