Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 30/9: TikTok phải gỡ 113 triệu video rác, độc hại

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

TikTok phải gỡ 113 triệu video rác, độc hại; 7 nhà mạng bị xử phạt hơn 1,1 tỷ đồng....là những tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 30/9/2022.

TikTok phải gỡ 113 triệu video rác, độc hại

Báo cáo minh bạch quý II/2022 mà TikTok vừa công bố cho thấy nền tảng này đã xóa 113 triệu video chủ yếu là do vi phạm chính sách chỉ trong vòng 3 tháng.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là con số 113 triệu chỉ chiếm 1% tổng số video được đăng tải trên TikTok trong quý II. Theo The Verge, mặc dù số lượng video bị gỡ do vi phạm chính sách tăng 11% so với quý trước nhưng chỉ là “muối bỏ bể” nếu so với lượng nội dung được đăng tải trên nền tảng này.

Cụ thể, 44% video bị xóa vì vi phạm chính sách liên quan đến an toàn dành cho trẻ em. Bên cạnh đó, một nguyên nhân phổ biến khác là những hành vi phạm pháp, buôn lậu hàng cấm hay nội dung đồi trụy và khiêu dâm, theo báo cáo của TikTok.

Cũng trong quý II, 48 triệu video đã bị hệ thống tự động của TikTok gỡ bỏ, tăng cao so với các quý trước. Nhưng đa số nội dung bị gỡ là vì người dùng báo cáo lên nền tảng, chiếm 96%. TikTok cho biết hãng đã kết hợp các công cụ tự động và đánh giá của người dùng để nhận diện những nội dung vi phạm quy định.

Có thể thấy, số lượng video TikTok bị gỡ bỏ ngày càng tăng. Điều này cho thấy mạng xã hội này có xu hướng bị lợi dụng cho những mục đích sai lệch, The Verge nhận định.

Vì sao 7 nhà mạng bị xử phạt hơn 1,1 tỷ đồng?

Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kết luận về việc kiểm tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử lý sim có thông tin thuê bao không đúng quy định, sim sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp viễn thông di động.

Đợt kiểm tra trên được bắt đầu từ hồi tháng 4/2022 với 7 doanh nghiệp viễn thông gồm: Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile, Gmobile, Đông Dương Telecom, Mobicast. Các đại lý, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cũng là những địa điểm bị thanh tra cùng đợt.

Được biết, kết luật thành tra chỉ ra các sai phạm của doanh nghiệp viễn thông trong việc quản lý thông tin thuê bao, gồm: Bán SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước; chấp nhận đăng ký thông tin thuê bao bên ngoài điểm cung cấp dịch vụ viễn thông; quản lý chưa chặt chẽ dẫn tới vẫn còn tình trạng thông tin thuê bao không chính xác, không đầy đủ theo quy định; cá nhân đăng ký rất nhiều SIM, cá biệt một số cá nhân đăng ký tới hàng ngàn SIM, đây là một trong các nguyên nhân của tình trạng sử dụng SIM không chính chủ.

Không những vậy, doanh nghiệp viễn thông còn để xảy ra tình trạng nhân viên của mình, nhân viên đại lý/điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng thông tin cá nhân hoặc sử dụng thông tin của người khác để đăng ký thông tin thuê bao; để cho đại lý/điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhau mượn tài khoản để đăng ký thông tin thuê bao; thực hiện không đúng quy trình đăng ký lại thông tin thuê bao, cấp lại SIM; sử dụng hồ sơ đăng ký thuê bao lần đầu để kích hoạt thêm SIM cho người sử dụng, không thực hiện đúng quy trình đăng ký thông tin thuê bao.

Cũng theo kết luận thanh tra, tổng số tiền phạt đợt này là gần 3 tỷ đồng, trong đó xử phạt doanh nghiệp viễn thông và các chi nhánh 1,155 tỷ đồng và xử phạt các các đại lý, điểm cung cấp dịch vụ 1,77 tỷ đồng.

Phần mềm quen thuộc có khả năng đánh cắp tài khoản Facebook

Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky mới đây vừa phát hiện một loại mã độc nguy hiểm có thể tự động tải về và cài đặt thêm 20 loại virus khác nhau lên thiết bị nạn nhân sau khi lây nhiễm.

Với tên gọi NullMixer, mã độc này hiện đang lây nhiễm trên hơn 50.000 máy tính trên toàn cầu, bao gồm cả tại Việt Nam. Loại mã độc này được cài cắm trong các phần mềm crack (bẻ khoá) hoặc keygen (công cụ tạo mã bản quyền lậu cho các phần mềm) – vốn quen thuộc với nhiều người dùng có thói quen sử dụng phần mềm "lậu".

Đáng lo ngại, tin tặc đứng sau NullMixer đã tối ưu từ khóa tìm kiếm để đưa các trang web có chứa mã độc NullMixer lên top đầu trong kết quả tìm kiếm của Google. Khi người dùng tìm kiếm phần mềm lậu trên Google, họ hoàn toàn có khả năng tải về và cài đặt mã độc NullMixer vào máy tính.

Khi được cài đặt vào máy tính nạn nhân, NullMixer sẽ tự động tải về và cài đặt thêm 20 loại virus và mã độc khác nhau, bao gồm các loại trojan, phần mềm gián điệp… để lấy cắp thông tin tài khoảng mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng… của nạn nhân.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật