Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 1/7: Giải mã những biểu tượng hay được in trên mặt lưng smartphone

(DS&PL) -

Giải mã những biểu tượng hay được in trên mặt lưng smartphone, Smartphone giá rẻ chống nước, camera kép, pin 5.000 mAh... là những tin tức công nghệ mới nóng nhất trong n

Giải mã những biểu tượng hay được in trên mặt lưng smartphone, Smartphone giá rẻ chống nước, camera kép, pin 5.000 mAh... là những tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 1/7/2020.

Giải mã những biểu tượng hay được in trên mặt lưng smartphone

Trên hầu hết mặt lưng của những chiếc điện thoại nói riêng và nhiều thiết bị điện tử khác nói chung đều có những biểu tượng mà không phải ai cũng hiểu ý nghĩa. Ở trường hợp của chiếc iPhone, những biểu tượng này xuất hiện cho tới model iPhone 7 và 7 Plus. Apple đã xóa bỏ các biểu tượng này ở các dòng máy mới nhất là iPhone 8, 8 Plus và iPhone X. Việc hiểu ý nghĩa của những biểu tượng này sẽ giúp bạn hiểu thêm về chính chiếc điện thoại mà bạn đang sử dụng.

Nhìn chung, những biểu tượng này là các dấu xác nhận được sử dụng bởi nhiều cơ quan chính phủ, quản lý cho thấy thiết bị có đạt tiêu chuẩn hay không. Chúng ngoài ra cũng thường được dùng để thử hiện liệu một thiết bị có được bán ở một số quốc gia, khu vực nhất định.

Giờ thì hãy cũng đào sâu về ý nghĩa của chúng nhé:

– Biểu tượng dấu chấm cảm và một đường tròn bao quanh: Nhà mạng và các dịch vụ không dây ở các quốc gia khác nhau hoạt động trên các băng tần khác nhau. Khi một thiết bị tuân theo tiêu chuẩn CE và có biểu tượng này, nó có nghĩa là thiết bị có thể cố gắng hoạt động trên một băng tần không hợp pháp ở một quốc gia Châu Âu cụ thể nào đó.

– Biểu tượng CE: CE là viết tắt của Conformité Européenne và được dùng để đánh dấu cho các thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn bức xạ điện từ và điển tử an toàn của Liên minh Châu Âu (EU). Các sản phẩm có biểu tượng này có thể được bán ở hầu hết các quốc gia Châu Âu.

– Biểu tượng FCC: Nếu một thiết bị có biểu tượng FCC, có nghĩa là nó đã được xác nhận bởi Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ. Là một cơ quan chính phủ, FCC điều hành các hoạt động, thiết bị truyền thông trên nước Mỹ.

– Biểu tượng UL: UL là viết tắt của Underwriters Laboratories, một tổ chức chuyên gia đánh giá mức độ an toàn của nhiều sản phẩm điện tử và các vật liệu xây dựng. Các thiết bị có biểu tượng này cho thấy chúng đã được xác nhận bởi Underwriters Laboratories.

– Biểu tượng vòng tròn có một dấu tick: Có tên là Ctick, biểu tượng này được sử dụng bởi Australian Communications Media Authority (ACMA, tạm dịch: Cơ quan Thông tin Liên lạc và Truyền thông Úc) để xác định một thiết bị đã đạt tiêu chuẩn điện từ để có thể được bán ở Úc.

Ảnh: Phonearena

– Biểu tượng thùng rác có dấu X: Biểu tượng này có liên quan đến Quy định về việc tái chế rác thải thiết bị điện tử (WEEE) của Châu Âu. Nó cho thấy một thiết bị không nên bị bỏ vào thùng rác vì các chất nguy hiểm bên trong và cần được tái chế một cách hợp lý.

– Biểu tượng NOM: Biểu tượng này cho thấy một thiết bị đã được phê duyệt bởi cơ quan điều hành Norma Oficial Mexicana (tạm dịch: Tiêu chuẩn chính thức Mexico).

– Biểu tượng NYCE: Thường đi cùng biểu tượng NOM, biểu tượng này cho thấy một thiết bị đã được xác nhận bởi Normalización y Certificación Electrónica (tạm dịch: Xác nhận và tiêu chuẩn hóa điện tử). Đây là một cơ quan kiểm soát tiêu chuẩn an toàn điện tử, truyền thông và công nghệ thông tin ở Mexico.

– Biểu tượng VCCI: VCCI là viết tắt của Voluntary Control Council for Interference by Information Technology Equipment (tạm dịch: Ủy ban kiểm soát tự nguyện can thiệp các thiết bị công nghệ thông tin). Nó được dùng ở Nhật Bản cho thấy các thiết bị đạt tiêu chuẩn về điện từ.

– Biểu tượng bốn chữ số: Thường được đặt cạnh biểu tượng CE, con số này thể hiện đơn vị, cơ quan độc lập nhất định đã tiến hành thử nghiệm và xác nhận sản phẩm. Các đơn vị này có thể đến từ nhiều quốc gia như Đức, Đan Mạch, Hy Lạp hay Ý.

Smartphone chống nước, camera kép, pin 5.000 mAh, giá hơn rẻ bất ngờ

Realme C11 sử dụng vỏ ngoài bằng chất liệu nhựa. Máy có số đo 164,4x75,9x9,1 mm, trọng lượng 196 g.

Cung cấp sức mạnh cho Realme C11 là vi xử lý MediaTek Helio G35 (12 nm) lõi 8 với tốc độ tối đa 2,3 GHz, GPU PowerVR GE8320 (680 MHz). RAM 2 GB/ROM 32 GB, có khay cắm thẻ microSD với dung lượng tối đa 256 GB. Hệ điều hành Android 10, Realme UI 1.0.

Realme C11 có 2 tuỳ chọn màu sắc gồm Mint Green và Pepper Grey, bán ra ở Malaysia từ ngày 7/7 với giá 429 Ringgit (tương đương 2,32 triệu đồng).

C11 được trang bị tấm nền màn hình IPS LCD kích thước 6,5 inch, độ phân giải HD Plus (1.560x720 pixel), mật độ điểm ảnh 270 ppi, chiếm 88,7% diện tích mặt trước, bảo vệ bởi kính cường lực Corning Gorilla Glass 3. Màn hình này được chia theo tỷ lệ 20:9.

Realme C11 sở hữu 2 camera sau. Trong đó, cảm biến chính 13 MP, khẩu độ f/2.2 và cảm biến chiều sâu 2 MP, f/2.4. Bộ đôi này được trang bị đèn flash LED, quay video Full HD.

Máy ảnh selfie 5 MP, f/2.4. Viên pin dung lượng 5.000 mAh nhưng củ sạc có nguồn ra chỉ 10W. Nhờ được phủ lớp nano nên Realme C11 có khả năng kháng nước nhẹ.

Galaxy Note20, Flip Z 5G và các flagship khác của Samsung sẽ đi kèm Snapdragon 865+

Theo một tweet của Ice Universe, Samsung đang nhắm tới việc đưa chipset Snapdragon 865+ lên phần lớn các smartphone của mình sẽ được ra mắt vào nửa cuối năm nay. Leaker cũng tiết lộ chi tiết các sản phẩm sẽ đi kèm với chipset mới này bao gồm Galaxy Note20, Galaxy Tab S7, Galaxy Fold 2 và Galaxy Z Flip 5G.

Đây là tin vui khi dòng Samsung Galaxy Note10 trước đó chỉ được ra mắt cùng với vi xử lý Snapdragon 855.

Một điều thú vị nữa là dòng Galaxy Tab S7 cũng sẽ được trang bị chipset Snapdragon 865+ bởi sản phảm tiền nhiệm của nó cũng đã đi kèm với Snapdragon 855 thay vì Snapdragon 855+.

Với hơn năm thiết bị Samsung sẽ được ra mắt cùng với chipset mới, hy vọng các nhà sản xuất khác sẽ tích trữ đủ số lượng chipset Snapdragon 855+ cần thiết cho các thiết bị của họ.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật