Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin thời sự nóng mới nhất ngày 7/2: Người phụ nữ mất 500 triệu đồng sau khi tải phần mềm dịch vụ công giả mạo

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 7/2/2024. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 7/2/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Người phụ nữ mất 500 triệu đồng sau khi tải phần mềm dịch vụ công giả mạo

Theo báo Lao động, ngày 25/1, chị N (SN 1986, trú tại quận Đống Đa, TP Hà Nội) nhận được cuộc gọi của một số điện thoại lạ tự xưng là cán bộ Công an phường Phương Mai (Đống Đa) thông báo chị N chưa làm định danh mức 2 cần cập nhật thông tin trong hệ thống.

Sau đó, thêm một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an quận Đống Đa hướng dẫn chị cập nhật thông tin mà không cần tới trụ sở và gửi link truy cập tải phần mềm Dichvucong.apk, quét vân tay và nhận diện khuôn mặt.

Thực hiện xong thao tác, chị N tá hỏa phát hiện tài khoản ngân hàng bị trừ 500 triệu đồng. Lúc này, chị N mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.

Tin thời sự nóng mới nhất ngày 7/2/2024: Người phụ nữ mất 500 triệu đồng sau khi tải phần mềm dịch vụ công giả mạo

Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ Công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại.

Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo sẽ có nguy cơ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại.

Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.

Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Chính thức nâng tốc độ 6 tuyến cao tốc lên 90km/h

Báo Dân Trí đưa tin, ông Lê Hồng Điệp, Trưởng phòng Quản lý, bảo trì Kết cấu hạ tầng giao thông (Cục Đường bộ Việt Nam), cho biết 6 dự án cao tốc đã hoàn tất cắm biển nâng tốc độ tối đa từ 80km/h lên 90km/h.

Các tuyến cao tốc này gồm Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Lào Cai - Kim Thành.

Các ban quản lý dự án (chủ đầu tư) cao tốc đã huy động nhân lực điều chỉnh lại các biển báo giao thông trên tuyến. Việc sửa nội dung biển báo đã hoàn tất vào trưa 6/2.

Tốc độ 90km/h sẽ được áp dụng với ô tô con, xe khách đến 30 chỗ và xe tải đến 3,5 tấn. Các loại ô tô khác vẫn phải tuân thủ tốc độ tối đa 80km/h.

Như vậy, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, thời gian di chuyển từ Hà Nội về Nghệ An hay từ TPHCM về Bình Thuận được rút ngắn thêm, tạo thuận lợi cho người dân về quê đón Tết.

Bắt khẩn cấp 7 đối tượng bảo kê, cưỡng đoạt tài sản khu vực chợ Long Biên

Tin từ Công an TP Hà Nội cho biết đơn vị vừa bắt khẩn cấp nhóm 7 đối tượng có hành vi bảo kê, cưỡng đoạt tài sản tại khu vực chợ Long Biên, TP Hà Nội.

Nhóm 7 đối tượng vừa bị bắt. Ảnh: Công an TP Hà Nội

Theo công an, từ lời khai của 28 người bị hại là các tiểu thương, người lái xe chở hàng đến khu vực chợ Long Biên. Họ sẽ phải liên hệ với nhóm đối tượng và mất tiền để xin chỗ ngồi bán hàng.

Nhóm đối tượng lấn chiếm lòng đường Hồng Hà (thuộc phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) sát chợ Long Biên, tạo thành khu vực ngay bên ngoài cổng chợ. Nhóm đối tượng xác lập 1 khu vực riêng và thực hiện bảo kê tại đây.

XEM THÊM: Đề nghị khai trừ khỏi Đảng cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai Nguyễn Tư Sơn

Các tiểu thương buộc phải chấp nhận theo sự sắp xếp và nộp tiền theo yêu cầu của nhóm đối tượng mới được bán hàng. Nếu không nộp tiền sẽ không được bán hàng và bị đuổi khỏi chợ.

Trung bình mỗi ngày nhóm đối tượng thu từ 10-30 triệu đồng, hàng tháng thu từ 400-500 triệu đồng tương đương khoảng 5-6 tỉ đồng mỗi năm.

Việc thu tiền không có hóa đơn, chứng từ. Khu vực buôn bán là lòng đường vỉa hè, không được cấp phép kinh doanh, không thuộc quản lý của Ban Quản lý chợ Long Biên. Người bán hàng phải nộp tiền theo các mức mà đối tượng áp đặt, không được phép thỏa thuận.

Hiện, Công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật