Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin thời sự mới ngày 13/12: Khởi công xây cầu Phong Châu mới ngay trong tháng 12

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Tin thời sự mới ngày 13/12: Dự án cầu Phong Châu mới (Phú Thọ) dự kiến sẽ được khởi công vào ngày 22/12 tới đây.

Khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới ngay trong tháng 12

Thông tin về tình hình triển khai dự án cầu Phong Châu mới - quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ, đại diện Ban QLDA Thăng Long (chủ đầu tư) cho biết trên báo Giao thông, thực hiện quy định của pháp luật đối với dự án thực hiện theo lệnh khẩn cấp, tính đến nay, công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, đơn vị thi công đã hoàn thành.

"Đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ thi công được lựa chọn là Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT; Đơn vị tư vấn giám sát là Công ty CP Tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long; Nhà thầu thi công xây lắp là Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn.

Dự kiến dự án sẽ khởi công ngày 22/12/2024. Hiện, tư vấn đã cơ bản hoàn thành công tác khảo sát, tiến hành thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo các điều kiện khởi công", đại diện chủ đầu tư thông tin.

Cũng theo đại diện Ban QLDA Thăng Long, phục vụ thi công cầu mới, nhà thầu sẽ di dời nhịp dầm thép còn lại của cầu cũ sang một bên, tiến hành tháo dỡ để có mặt bằng khoan thi công kết cấu phần dưới của cầu mới. Công tác phá dỡ các trụ còn lại sẽ được tiến hành song song.

Cầu Phong Châu cũ sau sự cố xảy ra vào tháng 9/2024. (Ảnh: Giao thông)

Theo phương án được phê duyệt, dự án cầu Phong Châu mới - quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ được đầu tư theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp với tổng chiều dài gần 653m.

Tổng mức đầu tư dự án hơn 635 tỷ đồng sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024. Trong đó, năm 2024 dự kiến bố trí khoảng 100 tỷ đồng; năm 2025 dự kiến khoảng hơn 535 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025.

Gia Lai: Xuất hiện giếng khoan tự phun thứ 2 tại cùng một huyện 

Đại diện UBND xã Ia Phìn, huyện Chư Prông cho biết trên báo Công an nhân dân, trên địa bàn vừa xảy ra hiện tượng giếng khoan tự phun cột khí và nước cao gần 10m.

Theo đó, vào chiều 8/12, ông Bùi Văn Tự (SN 1988, trú thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn) đang khoan giếng tại rẫy cà phê của gia đình thì xảy ra hiện tượng khí và nước phun lên khỏi mặt đất. Cột khí và nước phun ra với áp suất lớn, tạo thành cột nước cao gần 10m.

Ông Tự thông tin, do thiếu nước tưới nên gia đình thuê người đến khoan giếng tại rẫy cà phê tại thôn Hưng Tiến, xã Ia Phìn. Khi khoan đến độ sâu khoảng 100m, trong lòng giếng nghe những tiếng vang lớn. Ngay lập tức, đội khoan giếng đã đưa máy móc ra khỏi miệng giếng thì đồng thời xuất hiện cột khí và nước phun lên rất mạnh.

Xuất hiện giếng khoan tự phun thứ 2 tại huyện Chư Prông. (Ảnh: CAND)

Ông Đào Quang Bình - Chủ tịch UBND xã Ia Phìn cho biết, địa phương đã phối hợp với đoàn thể tuyên truyền gia đình ông Tự chấp hành quy định về việc khai thác, sử dụng nước dưới đất. Đồng thời, xã đã báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý, khắc phục tình trạng trên.

Trước đó, vào 12h ngày 30/7, tại giếng khoan của người dân tại xã Ia Kly, huyện Chư Prông có hiện tượng mạch nước ngầm tự phun lên khỏi mặt đất với áp lực mạnh, tạo thành cột nước cao hàng chục mét. Điều này đã thu hút nhiều người dân đến xem, quay phim, chụp hình khiến chủ nhà lo lắng.

Sau hơn 2 tháng, giếng khoan vẫn không ngừng phun khí và nước nên gia đình đã thả trụ bê tông xuống giếng để lấp miệng giếng lại. Đến nay, giếng khoan này đã bị bịt kín và không còn hiện tượng gì bất thường.

Hà Nội cấm dùng than tổ ong, đốt rơm rạ để giảm thiểu ô nhiễm không khí

Theo Sức khỏe & Đời sống, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của TP. Hà Nội.

Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu 75% - 80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí (VN_AQI) ở mức tốt và trung bình, kiểm soát nồng độ PM2.5 trung bình năm đến năm 2030 ở phần lớn các trạm chuẩn trong khu vực nội đô dưới mức 40 µg/Nm3 và dưới mức 35 µg/Nm3 đối với các khu vực ngoại thành.

Hà Nội sẽ cấm đốt than tổ ong để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. (Ảnh: SK&ĐS)

Để thực hiện mục tiêu này, kế hoạch nêu chỉ tiêu 100% các công trường xây dựng thực hiện các biện pháp giảm bụi; 100% khí thải từ các nhà máy công nghiệp được xử lý đạt QCVN; 100% các hộ gia đình không sử dụng bếp than tổ ong hoặc các nhiên liệu than cấp thấp; 100% không đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời thực hiện giảm việc đốt vàng mã.

Tin nổi bật