Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin mới nhất vụ 2 ông chồng đi xe máy từ Bình Dương về Nghệ An "quên" vợ và 3 con nhỏ

(DS&PL) -

Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, hai người vợ và ba đứa con bị chồng hiểu nhầm dẫn đến “mắc kẹt” ở Thừa Thiên- Huế đã về đến điểm cách ly quê nhà.

Tối 28/7, trao đổi trên báo Pháp luật TP.HCM, bà Vi Thị Quyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, hai người vợ và ba đứa con bị chồng hiểu nhầm dẫn đến “mắc kẹt” ở Thừa Thiên- Huế đã về đến điểm cách ly quê nhà Kỳ Sơn.

Đó là vợ và hai con của anh anh Xồng Bá Định (21 tuổi, quê ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn) và vợ con của anh Lầu Bá Lỳ (22 tuổi, trú xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn).

2 phụ nữ và 3 trẻ nhỏ bị mắc kẹt lại Thừa Thiên Huế đã được về quê - Ảnh: Dân Việt

Sau khi anh Định và anh Lỳ “bỏ quên” vợ và con ở Thừa Thiên-Huế, hai anh chạy xe máy về Nghệ An vào ngày 27/7. Anh Định chạy về qua địa phận Hà Tĩnh, vào đến đầu Nghệ An thì dừng xe ngồi chờ… vợ và con. Còn anh Lỳ hiểu nhầm “xe trung chuyển ở Thừa Thiên-Huế sẽ đưa giúp vợ và con về quê nên anh đã chạy thẳng xe máy về xã nhà Nậm Cắn".

Sau đó, UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) đã mua vé tàu cho năm người và hỗ trợ 4 triệu đồng cho hai người vợ và ba người con của anh Định, anh Lỳ.

Sáng sớm ngày 28/7, 5 người lên tàu rời Huế về Nghệ An. Khi xuống ga ở Nghệ An, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Kỳ Sơn đã bố trí xe đón, chở năm người vượt gần 300km về địa phương cách ly. Còn anh Định chạy xe máy về điểm khai báo y tế và cách ly của xã.

Do hai gia đình này đi từ vùng có dịch ở miền Nam trở về nên chưa được về nhà mà bố trí cách ly y tế tập trung tại điểm Trường PTDTBT THCS Nậm Cắn và Trường PTDTBT THCS Na Ngoi (huyện miền núi Kỳ Sơn). Ngành y tế cũng đang tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm COVID-19 cho những người ở vùng có dịch trở về địa phương cách ly.

“Trên đường đi về anh Lỳ có bị tai nạn và khi được trung chuyển qua Thừa Thiên-Huế anh hiểu nhầm là họ sẽ giúp chở vợ, con về quê nhà, nên anh mới chạy về trước chứ không cố tình quên”- báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời ông Lầu Bá Chày, Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn nói.

Liên quan đến sự việc này, trao đổi trên Dân trí, anh Định cho biết, nhiều tháng trước anh đưa vợ và 2 con nhỏ vào ở trọ tại tỉnh Bình Dương để làm thuê. Anh Định làm ở công ty gỗ còn vợ do có 2 con nhỏ nên ngày nào gửi được con thì đi làm thuê, còn không thì ở nhà chăm con.

Sau 4 tháng làm việc, do dịch Covid-19 bùng phát nên anh Định không có việc làm. Một phần vì khó khăn, phần vì dịch phức tạp, anh đã quyết định chở vợ con bằng xe máy từ Bình Dương về quê.

19h ngày 24/7, sau khi có kết quả test nhanh âm tính với SARS-CoV-2, anh Định chuẩn bị thêm một ít đồ thiết yếu cho gia đình rồi nhập vào đoàn công dân tại Bình Dương đi xe máy về Nghệ An. Trên hành trình qua các địa phương, anh Định và những người trong đoàn đều được các cơ quan chức năng, CSGT, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 hỗ trợ cung cấp thực phẩm, nhiên liệu...

Khi về đến đèo Hải Vân, anh Định và đoàn công dân được cơ quan chức năng dùng xe ô tô chuyển qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế để tránh lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, do có chút hiểu nhầm thông tin nên sau khi xuống khỏi xe trung chuyển, anh Định đã lấy xe máy chạy thẳng về quê ở Nghệ An.

"Tôi đi qua đèo Hải Vân trước. Sau đó gọi điện thoại thì vợ nói là chưa đi, họ đang làm thủ tục và lát nữa họ chở về quê luôn. Tôi nghe nhầm tưởng họ chở vợ con về Nghệ An luôn nên cùng người bạn chạy xe máy thẳng về đến Nghệ An", anh Định chia sẻ.

Trên đường đi, điện thoại của anh Định hết pin nên không nhận được cuộc gọi nào. Anh Định cũng bị lạc đường nên mất liên lạc với đoàn và người bạn cùng quê.

Sáng 27/7, anh Định chạy xe về đến cầu Bến Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An. Khi vào xin sạc nhờ pin điện thoại, anh Định mới biết mình bỏ lỡ nhiều cuộc gọi. Đến lúc đó, anh Định mới biết vợ con anh đang kẹt tại Thừa Thiên Huế.

"Đến chốt kiểm soát dịch tại cầu Bến Thủy 2, tôi vào khai báo y tế và trình bày sự việc với công an, cán bộ tại chốt. Các cán bộ tại đây đã tìm cách hỗ trợ đưa vợ con tôi về Nghệ An. Vợ và con của bạn tôi kẹt tại Huế cũng nhận được sự hỗ trợ", anh Định chia sẻ.

Sau khi biết vợ con được cơ quan chức năng tại Thừa Thiên Huế hỗ trợ lên tàu về quê, anh Định ở lại Vinh chờ để đón vợ con về cùng. Tuy nhiên, đến sáng 28/7, anh được cơ quan chức năng Nghệ An thông báo, vợ con anh sẽ được cơ quan chức năng đón về quê bằng xe chuyên dụng nên anh đã chạy xe máy về huyện Kỳ Sơn trước.

Theo thông tin ban đầu, vào tối 26/7, hai gia đình gồm 7 người đi trên 2 xe máy từ Bình Dương đến chốt kiểm soát dịch bệnh ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế).

Sau khi khai báo y tế, xác định sẽ tiếp tục di chuyển mà không dừng lại tỉnh Thừa Thiên Huế, 7 người trên được trung chuyển qua địa bàn tỉnh bằng hai xe, một xe tải chở 2 xe máy và một xe khách chở 7 người, đến địa phận xã Phong Thu (huyện Phong Điền - giáp ranh với tỉnh Quảng Trị) sẽ cho xuống để tiếp tục di chuyển.

Tuy nhiên sau khi xuống xe, 2 ông chồng đã lấy xe máy chạy thẳng về Nghệ An, bỏ lại 2 người vợ và 3 con nhỏ ở lại Huế, do tưởng xe trung chuyển sẽ chở vợ con đi thẳng về Nghệ An.

“Khi nhận thông tin chúng tôi đã bố trí cho 5 mẹ con ở tại một nhà văn hóa cộng đồng của xã Phong Thu để nghỉ ngơi, chờ xe đến chở về quê. Sau hơn 1 ngày tìm phương tiện, huyện đã hỗ trợ 5 người trên mua được vé tàu. Khoảng 4h sáng nay (28/7), nhóm người trên đã lên tàu từ ga Huế để về ga Vinh”, Dân Việt dẫn lời ông Nguyễn Hồng Nhật, Phó chánh văn phòng UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) nói.

Ông Nhật cũng cho biết thêm, trước khi mua vé tàu để 5 người trên về Nghệ An, UBND huyện đã giao cho Trung tâm y tế huyện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Kết quả xét nghiệm 2 phụ nữ và 3 trẻ em ngày 27/7 đều âm tính.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật