Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tìm thấy thi thể nữ sinh gặp nạn khi vượt lũ tới trường ở Quảng Bình

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đến cuối chiều ngày 3/11, thi thể nữ sinh lớp 12 bị lũ cuốn trôi khi trên đường tới trường đã được lực lượng tìm kiếm và người dân địa phương tìm thấy.

(ĐSPL) - Đến cuối chiều ngày 3/11, thi thể nữ sinh lớp 12 bị lũ cuốn trôi khi trên đường tới trường đã được lực lượng tìm kiếm và người dân địa phương tìm thấy.

Tin tức trên báo Thanh niên cho biết, thi thể nữ sinh Dương Thị Kim A., thôn Vinh Quang, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) được tìm thấy vào cuối giờ chiều ngày 3/11. 

Nữ sinh xấu số này gặp nạn vào ngày 2/11 khi cùng cha vượt lũ đến trường. Điều đau xót là ngày Kim A. được tìm thấy (3/11) cũng chính là ngày sinh nhật của em.

Để gửi đến hương hồn em, mong em được siêu thoát, các bạn của Kim A. đã thả bánh sinh nhật và hoa xuống giữa mênh mông nước lũ. Một lúc sau, bất ngờ, thi thể nạn nhân được tìm thấy ngay trong khu vực được thả bánh và hoa xuống.

Nhiều người đến chia buồn với gia đình nữ sinh trước sự việc đau buồn. Ảnh: Thanh niên.

Liên quan đến sự việc đau lòng, báo Tuổi trẻ đưa tin, sáng sớm ngày 2/11, nữ sinh Dương Thị Kim A. được bố chở đến trường bằng thuyền. Do nước lũ vẫn còn cao kèm theo gió lớn nên thuyền đến khu vực giáp ranh giữa thôn Vinh Quang và thôn Ngô Xá Bắc, xã Sơn Thủy thì bị lật.

Em A. bị dòng nước lũ cuốn trôi; ông Dương Văn Đen (bố Kim A.) dù đã cố gắng nhưng vì nước lũ chảy mạnh nên bất lực không cứu được con gái.

Sự cố lật thuyền cướp đi sinh mạng của một nữ sinh học giỏi, ngoan hiền khiến gia đình, người thân, hàng xóm và nhà trường, bạn bè vô cùng đau xót.

Nữ sinh ngoan hiền bị lũ cuốn trôi vào sáng 2/11 tại Quảng Bình. Ảnh: Tuổi trẻ.

Trước đó vào ngày 1/11, tại Quảng Trị xảy ra vụ việc một người đàn ông bị lũ cuốn trôi trong lúc di chuyển đồ đạc. 

Vì nước lên quá nhanh và chảy xiết nên lúc này, cả anh Hoàng Hữu T. (37 tuổi), trú thôn Vĩnh An, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ và anh trai bị nước cuốn đi. Rất may anh trai anh T. được cứu sống.

Riêng anh T., sau nhiều giờ liền tìm kiếm, đến khoảng 4h ngày 2/11, thi thể nạn nhân được tìm thấy ở một bờ tre thuộc thôn Thạch Đầu, xã Cam Hiếu, cách vị trí gặp nạn khoảng 1km.

Ngày 3/11, Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Đà Nẵng (thuộc Cục phòng, chống thiên tai) cho biết, tính đến 21h ngày 2/11, đã có 5 người chết (2 người Quảng Bình, 3 người tại Quảng Trị) trong đợt ngập lụt tại khu vực này trong những ngày qua.

Cũng theo thông báo, còn có 15 người khác mất tích do tình trạng mưa bão, ngập lụt tại miền Trung (Quảng Bình: 13 người, Quảng Trị: 1 người, Thừa Thiên - Huế: 1 người). Do nước lên nhanh tại các tỉnh, hiện có 18.864 nhà (Quảng Bình: 15.062 nhà; Quảng Trị: 2.591 nhà; Bình Định: 1.211 nhà) bị ngập; 120 nhà sập, 9 nhà tốc mái.

Tỉnh Quảng Bình chịu thiệt hại nặng nề về người và của trong đợt lũ chồng lũ này.

Bờ biển đoạn qua các xã Quảng Công, huyện Quảng Điền; thôn An Dương và thôn Hòa Duân, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang; xã Vinh Hải, Tư Hiền (Thừa Thiên - Huế) tiếp tục sạt lở nặng.

Tình trạng ngập lụt, chia cắt liên lạc do ngập lụt xảy ra ở nhiều địa phương. Tại Thừa Thiên - Huế: khu vực xã Đông Sơn, huyện A Lưới vẫn còn cô lập do sự cố 2 cầu treo nối vào xã (1 cầu bị trôi, 1 cầu bị hỏng).

Cũng theo dự báo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương, tình trạng ngập lụt tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Đức Thọ ( tỉnh Hà Tĩnh); Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình); Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) tiếp tục giảm dần.

Điều 30 Luật phòng chống thiên tai năm 2013 quy định Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai như sau:

1. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:

a) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;

b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;

c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;

d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;

đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;

e) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

2. Trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như sau:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;

b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu;

d) Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai".

BẢO KHÁNH (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]qPNVoBrzFB[/mecloud]

Tin nổi bật