Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ về loạt hình xăm của dân xã hội đen ở "Người phán xử tiền truyện"

(DS&PL) -

Để có được những hình xăm ưng ý cho dàn "đầu gấu" trong "Người phán xử tiền truyện", đội ngũ hoá trang đã phải làm việc khá vất vả.

Để có được những hình xăm ưng ý cho dàn "đầu gấu" trong "Người phán xử tiền truyện", đội ngũ hoá trang đã phải làm việc khá vất vả.

[presscloud]2612[/presscloud]

Ngay khi xem tập 1 Người phán xử tiền truyện, không ít khán giả choáng váng vì tạo hình của các nhân vật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với anh Thái Mon - người chịu trách nhiệm về hoá trang cho các nhân vật. 

Anh Thái Mon - Người phụ trách hoá trang cho Người phán xử tiền truyện

Công cuộc "xây dựng" tạo hình nhân vật

- Nếu như so sánh 2 phần của "Người phán xử", cá nhân anh thấy thích phần nào hơn?

- Cá nhân tôi thích cả hai vì kịch bản mỗi phần có một cái hay riêng, có sự thu hút riêng. Còn về tạo hình thì tôi thích Người phán xử tiền truyện hơn vì tôi được sáng tạo những cái mới với những nhân vật mới .

Tất cả công việc liên quan đến tạo hình nhân vật, kể cả việc lựa chọn hình xăm, người có quyết định cuối cùng vẫn sẽ là đạo diễn.

Trước khi quyết định làm hình xăm cho nhân vật chúng tôi đã phải đưa ra bàn bạc với đạo diễn xem nhân vật này tính cách như thế nào, nhân vật kia tính cách ra sao và nên dùng hình xăm thể loại gì cho phù hợp, chứ không phải sự lựa chọn ngẫu nhiên thích làm gì cũng được.

- Trong quá trình quay "Người phán xử tiền truyện", việc hoá trang cho diễn viên nào khiến anh thấy khó khăn nhất?

- Khi tôi bắt đầu được giao vai trò hoá trang cho phim Người phán xử tiền truyện, việc nản nhất đó là tạo hình cho Phan Hải vì không những phải đưa ra tạo hình mới mà còn phải kết hợp cả những tạo hình đã có trong phim trước đó như là hình xăm vì đây không phải những hình xăm có sẵn mà tôi đã phải tự vẽ tay thiết kế riêng cho nhân vật Phan Hải.

Cái làm cho tôi thấy mệt mỏi nhất là những phân cảnh Phan Hải cởi trần, những hình xăm trên người là hình xăm vẽ tay, nó ngốn thời gian của tôi từ 1-2 giờ, nhưng nó khó ở chỗ đó là vẽ hình ngày hôm nay phải giống và bằng kích cỡ với hình đã vẽ của ngày hôm qua. Trong quá trình làm phim chúng tôi gọi đó là sự tương đồng, nó khó hơn so với lại vẽ phiêu, mỗi ngày một kiểu.

Còn trong quá trình quay phim thì nhân vật làm tôi mệt mỏi nhất là nhân vật do diễn viên Thanh Sơn thủ vai – một nhân vật được tạo hình với nhiều hình xăm nhất nhưng lại rất nhiều mồ hôi khiến cho tôi phải làm đi làm lại rất nhiều lần.

Diễn viên Thanh Sơn (trái).

- Tại sao trong khi tất cả có hình xăm, còn ông trùm thì không?

- Mỗi nhân vật có một nét tạo hình riêng. Như tôi đã nói, hoá trang để giúp cho ngoại hình của diễn viên gần hơn với nhân vật trong kịch bản. Phim các bạn cũng đã xem và cũng đã thấy, ông trùm vẫn toát lên được cái thần thái của nhân vật, vậy nên việc ông trùm có hình xăm hay không không quan trọng.

Những kỷ niệm chỉ "Người phán xử tiền truyện" mới có

- Trong quá trình làm việc cùng Người phán xử tiền truyện, kỷ niệm nào khiến anh thấy đáng nhớ nhất?

- Chuyện làm xong rồi xoá đi làm lại là chuyện bình thường ở tất cả các đoàn phim. Kỷ niệm đáng nhớ ở đây là thời tiết 14-16 tiếng chúng tôi phải làm việc ở ngoại cảnh trong khi thời tiết không ủng hộ cho công việc của hoá trang nhất là những nhân vật phải dán hình xăm nhiều.

Khi làm việc tôi không để diễn viên soi gương, chỉ khi nào tôi nói hoá trang kết thúc thì mới để diễn viên xem lại tạo hình của mình trước khi thay phục trang và vào cảnh diễn. Còn ở phim Người phán xử tiền truyện thì tôi không cho chị Vân Dung soi gương kể cả sau khi đã hoá trang xong.

- Vậy phản ứng của Vân Dung thế nào khi thấy hình ảnh "trùm xã hội đen" của mình?

- Mặc dù chị Vân Dung có biết là nhân vật phải hoá trang để gây ấn tượng. Nhưng chỉ đến khi chị lấy phục trang đi thay thì mới bị một người trong đoàn hét lên: “Ôi chị Dung ơi ! Trông chị sợ quá!” lúc đấy chị Vân Dung mới tá hoả đi tìm gương. Câu đầu tiên của chị khi soi gương đó là : “Ôi! Trông kinh nhở” …

Không biết khán giả có sốc như Vân Dung không? 

- Trong Người phán xử tiền truyện, có khá nhiều cảnh đổ máu hay các nhân vật bị thương đến biến dạng hình thể, mỗi lần phải “tái tạo” lại vết thương anh cảm giác thế nào?

- Khi làm tạo hình vết thương cho nhân vật ,tôi luôn nghĩ mình là một nghệ sĩ, vậy thử hỏi có nghệ sĩ nào lại sợ những sản phẩm sáng tạo của mình không ?

Bộ phim nào cũng có cao trào để đẩy cảm xúc cho khán giả, nhất là nhưng phim về thế giới ngầm xã hội đen, tuy nhiên tôi chỉ có thể nói vậy thôi còn các bạn muốn biết thì hãy chờ xem Người phán xử tiền truyện.

- Theo anh, tạo hình nhân vật, đặc biệt là việc hoá trang sẽ ảnh hưởng thế nào tới việc tiếp nhận và thưởng thức tác phẩm của khán giả?

- Theo tôi việc tạo hình nhân vật rất quan trọng vì nó cho chúng ta thấy con người, tính cách, bản chất và lịch sử xuất thân của nhân vật. Nó hỗ trợ và đưa ngoại hình của diễn viên gần với nhân vật trong kịch bản nhất, điều đó cộng với diễn xuất của người diễn viên sẽ cho khán giả tin vào nhân vật họ đang xem.

Đội nữ quái giang hồ trong Người phán xử tiền truyện

- Từng phụ trách hoá trang cho khá nhiều bộ phim ăn khách, anh cảm thấy đáng nhớ nhất là quá trình làm việc với bộ phim nào?

- Lời thú nhận của Eva là bộ phim tôi nhớ nhất. Đấy là bộ phim lần đầu tiên tiếp xúc với cái nóng oi bức ngột ngạt, lúc đó tôi tưởng chừng như muốn bỏ nghề và nghĩ sao lại có nghề làm phim nhỉ. Trực 16 - 18 tiếng trên trường quay, rồi thì quay ngày giả đêm lấy vải đen quây kín nhà mà mấy chục con người đoàn phim phải làm việc ở trong đó, quạt không được bật, điều hoà không được mở vì bị tiếng động, nghĩ đến làm phim lúc đó tưởng chừng như đi đầy ải... Nhưng khó khăn rồi cũng xong (cười).

Theo Dân Việt

Tin nổi bật