Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ về 3 nhân sự ở Bộ Công Thương vừa được đề nghị về "siêu ủy ban" quản lý 2,3 triệu tỷ

(DS&PL) -

3 nhân sự ở Bộ Công Thương được đề nghị về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi đã xem xét năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn và nguyện vọng của cán bộ.

3 nhân sự ở Bộ Công Thương được đề nghị về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi đã xem xét năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn và nguyện vọng của cán bộ.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về công tác cán bộ. Theo đó, sau khi xem xét năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn và nguyện vọng của cán bộ, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đồng ý chủ trương, cho thực hiện quy trình tiếp nhận và bổ nhiệm đối với các cán bộ sau:

Ông Đỗ Hữu Huy, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) dự kiến giữ chức vụ Chánh Văn phòng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Trần Quang Hà, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương dự kiến giữ chức vụ Phó vụ trưởng Vụ nghiệp vụ trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Sỹ Cường, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương dự kiến giữ chức vụ Phó vụ trưởng Vụ nghiệp vụ trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về công tác cán bộ.Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương xem xét, nếu đồng ý về chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ nêu trên của Ủy ban thì có ý kiến bằng văn bản và nhận xét, đánh giá, quy hoạch của nhân sự trước khi Ủy ban thực hiện quy trình cán bộ theo quy định.

Được biết, sau 8 tháng thành lập, hôm 30/9, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt và bắt đầu tiếp nhận việc quản lý hơn 2,3 triệu tỷ đồng tài sản của nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn.

Trong số này bao gồm cả Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), một doanh nghiệp đang quản lý vốn Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp cổ phần như Vinamilk, FPT, Bảo Việt hay Dược Hậu Giang...

Sau khi chịu sự quản lý của Siêu ủy ban, SCIC sẽ được giao thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao từ các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

Ngoài SCIC, trong số 19 đơn vị được chuyển giao vốn về Siêu ủy ban còn có 7 tập đoàn lớn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG); Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Cùng với đó là 11 tổng công ty bao gồm Tổng Công ty Viễn thông MobiFone; Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba); Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines); Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR); Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VECX); Tổng Công ty Cảng Hàng không (ACV); Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe); Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2); Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor).

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật