Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ nguyên nhân Triều Tiên đang dần xa lánh Trung Quốc

(DS&PL) -

Những động thái của Trung Quốc trong việc ủng hộ Mỹ tăng cường trừng phạt Triều Tiên và Bình Nhưỡng công khai chỉ trích Bắc Kinh cho thấy quan hệ đồng minh "môi hở răng..

Những động thái của Trung Quốc trong việc ủng hộ Mỹ tăng cường trừng phạt Triều Tiên và Bình Nhưỡng công khai chỉ trích Bắc Kinh cho thấy quan hệ đồng minh "môi hở răng lạnh" giữa hai bên đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tờ Washington Post, quan hệ Trung-Triều xuống cấp nghiêm trọng từ khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lên cầm quyền cuối năm 2011.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là có tư tưởng xa lánh Trung Quốc và tìm mọi cách để thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước láng giềng dù hiện tại Bắc Kinh vẫn viện trợ cho Triều Tiên lương thực, nhiên liệu và là đồng minh chính trị duy nhất của nước này.

Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc đang có những rạn nứt nghiêm trọng. Ảnh: Washington Post

Một minh chứng rõ nhất cho thấy ông Kim Jong-un tìm mọi cách xa lánh Trung Quốc là kể từ cầm quyền, ông chưa hề sang thăm Bắc Kinh, trong khi cha ông trong thời gian nắm quyền có tới 7 lần sang thăm nước láng giềng. 

Theo Washington Post, động cơ đó có thể có nguồn gốc sâu xa trong quá khứ khi năm 1992, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, vốn bị xem là kẻ thù của Triều Tiên khiến Bình Nhưỡng "không vui". Ngoài ra, khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên cầm quyền, ông đã hai lần cử phái viên sang Trung Quốc thăm dò vào tháng 8/2012 và tháng 5/2013, nhưng Bắc Kinh tỏ ra lạnh nhạt và từ chối thẳng thừng những yêu cầu viện trợ của Triều Tiên. Kể từ đó, ông Kim Jong-un được cho là đã đẩy mạnh thực hiện kế hoạch "thoát" Trung.

Theo đó, bất chấp những cảnh báo lặp đi lặp lại của Trung Quốc, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tận dụng mọi nguồn lực tăng tốc phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa.

Mới đây, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6 bằng việc kích nổ một quả bom nhiệt hạch mạnh nhất từ trước tới nay của nước này. Vụ thử diễn ra vào đúng thời điểm Bắc Kinh đang chủ trì một hội nghị thượng đỉnhcác nền kinh tế mới nổi BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi tại thành phố Hạ Môn. Các chuyên gia bình luận, động thái này của Triều Tiên đã khiến chủ nhà Trung Quốc mà cụ thể là Chủ tịch Tập Cận Bình mất mặt.

Thất vọng với các hành động của Triều Tiên, Bắc Kinh quyết định ủng hộ Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt mạnh chưa từng có với Triều Tiên, như hạn chế xuất khẩu sản phẩm từ dầu mỏ sang nước láng giềng.

Trung Quốc cũng cấm mọi hoạt động kinh doanh của các công ty Triều Tiên trên phạm vi toàn đất nước. Toàn bộ công ty Triều Tiên sẽ phải đóng cửa trong thời gian 120 ngày.

Liên quan đến tình hình quan hệ hai quốc gia trên, tờ Nikkei cũng dẫn lại bài xã luận đăng trên trang Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động Triều Tiên ngày 22/9 với tựa đề “Hành động lỗ mãng của truyền thông không biết hổ thẹn”.

Theo đó, Rodong Sinmun đã thẳng thừng cáo buộc truyền thông Trung Quốc hùa theo Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Bình Nhưỡng mà quên đi sứ mệnh của truyền thông, gây chia rẽ Trung Quốc-Triều Tiên và dân tộc hai bên.

“Điều đó khiến chúng tôi đắn đo suy nghĩ liệu họ có đáng được quyền bước vào đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc hay không khi mà họ tung ra những lời lẽ hèn hạ miêu tả người dân hai nước” – bài xã luận của Rodong Sinmun có đoạn.

Tờ Nikkei bình luận những lời lẽ chỉ trích của Triều Tiên nhằm vào Trung Quốc trước thềm sự kiện này cho thấy mối quan hệ đồng minh gắn kết một thời hiện đã xấu đi nghiêm trọng.

Bài xã luận được đăng tải trong thời điểm chính phủ Trung Quốc có những động thái mạnh tay để gây áp lực láng giềng của mình, trong đó có công bố giảm xuất các sản phẩm dầu sang Triều Tiên.

Thông qua bài viết, có thể thấy Triều Tiên dường như vô cùng giận dữ với Trung Quốc vì đã bắt tay với Mỹ áp đặt các trừng phạt mới lên Bình Nhưỡng thay vì cho thấy sự ủng hộ như Triều Tiên từng dành cho Trung Quốc vào năm 1964.

Các động thái mạnh tay của Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế Triều Tiên bởi hiện 80% kim ngạch thương mại quốc tế của Triều Tiên được thực hiện với Trung Quốc.

Do đó, những chỉ trích và sự nhắc nhở đầy thâm sâu mà Triều Tiên muốn truyền tải tới Trung Quốc không phải không có căn cứ. Và liệu rằng Bắc Kinh có tiếp tục “lạnh nhạt” với Bình Nhưỡng, khiến quan hệ hai bên sang một ngã rẽ mới hay không vẫn chưa nói trước được.

Nhân Văn (T/h)

Tin nổi bật