Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ chi phí "khủng" xây dựng dinh thự của Vua Mèo ở Đồng Văn

(DS&PL) -

Vua Mèo đã chi khoảng 15.000 đồng bạc hoa xòe để xây dựng dinh thự ở thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Vua Mèo đã chi khoảng 15.000 đồng bạc hoa xòe để xây dựng dinh thự ở thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Vua Mèo chi 15.000 đồng bạc hoa xòe xây dinh thự ở thung lũng Sà Phìn

Khu dinh thự của Vua Mèo nằm trên gò đất thuộc thung lũng Sà Phìn, cách trung tâm huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang khoảng 15km. Dinh thự và cả mảnh đất rộng lớn bao quanh thuộc sở hữu của Vương Chính Đức (1865-1947), thủ lĩnh cộng đồng người H'Mông ở cao nguyên đá Đồng Văn trước cách mạng tháng 8. Tòa dinh thự được xây dựng và thi công trong vòng 8 năm mới xong, tổng diện tích lên đến 1.120m2.

Theo báo VnExpress, để xây dựng tòa dinh thự ở Sà Phin, năm 1890 Vương Đính Chính đã mời một thầy địa lý người Hán tên là Trương Chiếu tìm địa điểm. Sau đó, thầy địa lý giải thích thung lũng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa, xung quanh là núi cao bao bọc. Xây nhà trên lưng con rùa sẽ giàu sang phú quý suốt đời. Sau lưng quả đất hình con rùa là dãy núi hình ghế tựa, có đất để co duỗi chân. Bên phải, bên trái đều có núi cao. Đằng trước có hai núi tượng trưng cho văn, võ đứng hầu. Sau hai quả núi là một dãy núi chắn ngang như rồng uốn lượn. 

Để xây dựng tòa dinh thự này, Vua Mèo đã chi khoảng 15.000 đồng bạc hoa xòe (năm 1930, một đồng bạc hoa xòe bằng 10 franc của Pháp). Khu dinh thự được xây kiểu pháo đài phòng thủ. Xung quanh được bao bọc bởi lớp tường đá dày 60-70 cm, cao 2 m, có nhiều lỗ châu mai. Phía sau nhà có 2 lô cốt kiên cố. Nhà thiết kế theo kiểu của người Hán, lò sưởi kiểu Pháp, tảng đá kê chân cột hình quả thuốc phiện. Hoa văn gỗ trong nhà cũng có hình hoa, quả thuốc phiện - mặt hàng buôn bán chính khiến Vương Chính Đức giàu nhất vùng thời đó.

Tòa dinh thự được chia làm ba phần tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. 

Bên trong dinh thự. Ảnh: An ninh Thủ đô

Hai dãy nhà hai tầng bên phải và trái là nơi ăn ở của các thủ lĩnh, mưu sĩ, tổng quản, người giúp việc cho Vương Chính Đức. Nhà chính tiền dinh có phòng ngủ, phòng ăn, tiếp khách của gia đình Vương Chí Sình, con út Vương Chính Đức. Tầng 2 là nơi tiếp khách của Vương Chính Đức. Hai dãy nhà hai bên trung dinh là nơi nghỉ, ăn uống của họ hàng khi đến chơi (tầng 1 dành cho đàn bà, tầng 2 của đàn ông). Nhà chính trung dinh có bàn thờ tổ tiên kiêm phòng ăn của Vương Chính Đức tiếp người thân trong họ hàng; phòng ngủ của Vương Chí Chư (con trai thứ ba của Vương Chính Đức); phòng ngủ của vợ con Vương Chí Chư.

Hậu dinh là nơi ăn, nghỉ sinh hoạt của Vương Chính Đức cùng vợ và các con chưa lập gia đình.

Cháu nội “Vua Mèo” nói gì về việc bị tước quyền sử dụng Tòa dinh thự họ Vương?

Ông Vương Duy Bảo (cháu nội Vương Chí Thành) cho biết, trước khi mất, Vương Chính Đức chia tòa dinh thự ở Sà Phìn thành ba phần. Tiền dinh do cháu đích tôn Vương Quỳnh Sơn quản lý. Trung dinh do con thứ ba Vương Chí Chư quản lý. Hậu dinh do con út Vương Chí Sình quản.

Trao đổi với Pv báo Dân Trí, ông Bảo cho hay, năm 1993 dinh thự họ Vương được Bộ Văn hóa Thông tin (sau này đổi tên thành Bộ VH, TT&DL) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia nhưng gia đình không được bàn bạc, thông báo. Sự việc khiến gia đình, họ hàng của ông rất bức xúc.

Theo ông Bảo, năm 2002 gia đình họ Vương đang sinh sống tại khu dinh thự thì lực lượng chức năng đến “vận động” đưa những người đang sống trong tòa dinh thự ra ngoài để trùng tu tòa dinh thự làm bảo tàng.

"Bố đẻ tôi là cụ Vương Quỳnh Sơn khi đó đã chuyển công tác về Hà Nội từ năm 1969, hồi đó ông là Chuyên viên cao cấp của Ủy ban Dân tộc Trung Ương. Còn tôi đã công tác ở Bộ Văn hóa Thông tin từ cuối năm 1978 cho đến ngày về hưu năm 2016, nhưng khi công nhận khu dinh thự là di tích năm 1993 tôi và người nhà không hề được thông báo. Bố tôi khi đó đã ‘nặng lời’ với lãnh đạo Bộ Văn hóa Thông tin, sau đó họ đã mời gia đình tôi đến để xin lỗi vì sự việc trên”, - ông Bảo cho biết.

Cũng theo ông Bảo, trong thông báo số 1125 năm 2002 của Bộ Văn hóa Thông tin khẳng định, tại văn bản 937, Bộ không quốc hữu hóa quyền sở hữu ngôi nhà của những người được thừa kế hợp pháp. Tuy nhiên, mới đây gia đình ông Vương Duy Bảo mới biết, UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012.

Khẳng định trên báo Trí Thức Trẻ, ông Bảo khẳng định, từ trước đến nay, ông chưa bao giờ ký bất cứ văn bản nào mua bán, trao đổi hay hiến tòa dinh thự này cho Nhà nước.

"Một số thông tin nói rằng gia đình tôi hiến nhưng nếu như thế thì hãy đưa văn bản đó ra cho mọi người xem. Tôi khẳng định không ký bất cứ văn bản hiến, trao đổi, mua bán nào cả.

Ngoài ra, nếu tôi hiến cho Nhà nước thì phải có bảng vàng vinh danh ghi lại hoặc giấy đồng ý hiến được đóng khung treo trong khu dinh thực, nhưng thực tế nếu ai vào thăm sẽ thấy không có những thứ này mà chỉ có bảng công nhận di tích", báo Trí Thức trẻ dẫn lời ông Bảo.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật