Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiêm filler có hại không, những ai không nên sử dụng?

  • Thùy Dung (T/h)
(DS&PL) -

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp phổ biến, giúp cải thiện các khuyết điểm trên khuôn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu tiêm filler có hại không?

Tiêm filler là gì?

Tiêm filler là thủ thuật đưa chất làm đầy vào dưới da để làm đầy các vùng da bị lõm, tạo hình các đường nét trên khuôn mặt. Các chất làm đầy thường được sử dụng là axit hyaluronic (HA), collagen, hoặc canxi hydroxylapatite.

Những đối tượng thường được chỉ định tiêm filler bao gồm:

 

- Những người có khiếm khuyết về gương mặt, mong muốn sở hữu nét đẹp tự nhiên với dáng mũi thanh tú và cằm thon gọn.

- Những người không may mắn có mũi to, sống mũi gồ ghề hoặc gãy, mong muốn có sống mũi thẳng, cao hơn để hài hòa với gương mặt.

- Những người có các nếp nhăn dần hình thành trên trán, bọng mắt, khóe mắt... mong muốn tiêm filler để lấy lại nét thanh xuân cho gương mặt.

- Những người mong muốn có một đôi môi căng mọng, quyến rũ hơn.

- Những trường hợp muốn làm đẹp nhưng e ngại hoặc không muốn động đến dao kéo.

Tiêm filler có hại hay không ?

Nhìn chung, tiêm filler được xem là khá an toàn vì phần lớn các loại filler, đặc biệt là loại chứa Axit hyaluronic, có khả năng tự tiêu trong cơ thể. Hơn nữa, đây cũng là một phương pháp làm đẹp ít xâm lấn, nên những tác hại tiềm ẩn thường không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại filler được quảng cáo là có hiệu quả kéo dài nhiều năm, thậm chí vĩnh viễn. Các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo không nên lựa chọn những loại filler này vì chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và việc xử lý hậu quả cũng rất phức tạp. Thêm vào đó, sự xuất hiện tràn lan của các cơ sở thẩm mỹ "chui" kéo theo việc sử dụng filler giả, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, và đặc biệt là được tiêm bởi những người không có chuyên môn. Điều này càng làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm không lường trước được khi tiêm filler.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng không phải ai cũng phù hợp với tiêm filler. Một số người có cơ địa nhạy cảm hoặc đang mắc một số bệnh lý có thể dễ gặp phải các tác dụng phụ từ chất làm đầy. Vì vậy, nếu bạn thuộc những đối tượng dưới đây, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng phương pháp này:

- Những người đang gặp tình trạng viêm da do bất kỳ nguyên nhân nào như mày đay, phát ban, mụn bọc...

- Những người dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong filler.

- Những người có tiền sử dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và các dược phẩm khác.

- Những người bị rối loạn đông cầm máu.

- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường...

- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người dưới 18 tuổi.

- Những người có cơ địa dễ để lại sẹo lồi.

Trên thực tế, bản thân filler, đặc biệt là Axit hyaluronic (HA), thường không phải là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng sau tiêm (ngoại trừ những người có cơ địa nhạy cảm). Thay vào đó, kỹ thuật tiêm mới là yếu tố thường gặp dẫn đến những vấn đề không mong muốn. Nếu kỹ thuật tiêm không đúng, sai vị trí hoặc lượng filler sử dụng không phù hợp với vùng da điều trị, biến chứng có thể xảy ra. Và cũng giống như hầu hết các phương pháp điều trị khác, tiêm filler cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ thường gặp như: Đỏ da, Sưng tấy, Đau nhức, Bầm tím, Cảm giác ngứa ngáy, Phát ban.

Tin nổi bật