Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thường Tín có số người chết do TNGT cao nhất Hà Nội

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Từ tháng 11/2015 – 10/2016 khu vực huyện Thường tín xảy ra 67 vụ TNG, trong đó có 32 vụ nghiêm trọng làm 31 người thiệt mạng và 7 người bị thương.

(ĐSPL) - Từ tháng 11/2015 – 10/2016, huyện Thường tín xảy ra 67 vụ TNG, trong đó có 32 vụ nghiêm trọng làm 31 người thiệt mạng và 7 người bị thương, cao nhất so với các quận, huyện khác trên địa bàn.

Theo thông tin từ báo cáo tai nạn giao thông (TNGT) nghiệm trọng của Phòng CSGT Hà Nội, từ tháng 11/2015 – 10/2016 khu vực huyện Thường tín xảy ra 67 vụ TNGT làm 41 người thiệt mạng và 59 người bị thương. Trong đó có 32 vụ nghiêm trọng làm 31 người thiệt mạng và 7 người bị thương. Kết quả này cho thấy huyện Thường Tín là khu vực có số tai nạn nghiệm trọng và người thiệt mạng cao nhất trong năm 2016.

Ngày 11/11, Đội CSGT số 8 (Công an TP. Hà Nội) đã ra quân xử lý hàng loạt phương tiện lưu thông vi phạm lấn làn, không đội mũ bảo hiểm, không mang giấy tờ xe, chạy xe vượt ẩu... tại nút giao ngã ba phố Ga – Thị trấn Thường Tín.

Nam thanh niên không đội mũ đi ngược chiều tự ngã khi thấy các chiến sỹ CSGT đang phân làn

Theo quan sát của PV, đây là nút giao thông dày đặc phương tiên qua lại vì điểm này giao cắt với các phương tiên ô tô chuyển từ cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chạy vào, chính điều này đã khiến nút giao thông này liên tục tắc nghẽn vào các giờ cao điểm và xảy ra nhiều vu tai nạn.

Ngoài ra, theo một cán bộ từ Đội CSGT số 8 cho biết, huyện Thường Tín là một trong những điểm “nóng” về tình trạng giao thông, do tuyến đường tàu chạy dọc quốc lộ 1A cũ sát với khu ở dân cư và ý thức tham gia lưu thông của mọi người chưa cao nên tạo một phần không nhỏ đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

[mecloud]M8dWsQHfB1[/mecloud]

“Mặc dù biết đây là điểm giao thông nguy nghiêm trọng và rất nhiều xe tải, xe ô tô từ cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chạy vào như container, xe tải 3 chân, xe 4 chân...nhưng nhiều phương tiên lưu thông bằng xe máy, xe đạp điện vẫn không có ý thức chấp hành đội mũ bảo hiểm, chạy sai làn đường là một phần nguyên nhân xảy ra các vụ tại nạn gây hậu quả nghiêm trọng...” – Vị cán bộ cho biết thêm.

Anh Đỗ Thế Tùng một người dân sống Phố Ga – Thường Tín tại đây bức xúc nói: “Mỗi năm tôi chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại khu vực này, do ý thức người tham gia giao thông kém, đường rất đông những cố tình vi phạm pháp luật, đường không có phần vỉa hè dành cho người đi bộ. Tôi mong muốnThành phố sởm mở đường rộng thêm, vì đường bé mật độ phương tiện quá nhiều...”

Liên tục trong ngày 24 và 26/10/2016 tại huyện Thường Tín xảy ra hai vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng làm 7 người chết, 1 người bị thương nặng đã để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc, trong đó một phần nguyên nhân lớn liên quan tới ý thức tham gia chấp hành luật lệ giao thông của các phương tiện chưa cao.

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ  (Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009)  

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: 

A) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

B) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

C) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

D) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Hoàng Nhung

Xem thêm video: [mecloud]ZZNbsAo4LG[/mecloud]

Tin nổi bật