(ĐSPL) - Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cơ bản được khơi thông nguồn vốn và đang “tăng tốc” để hết năm 2016 hoàn thành xây lắp. Tổng thầu tuyến đường sắt đã treo thưởng tiến độ lên tới 2 triệu USD cho các nhà thầu phụ hoàn thành đúng và vượt tiến độ.
Giao thông đưa tin, nguyên nhân chính khiến tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ thời gian qua là thiếu vốn, nhất là nguồn tiền mà Tổng thầu EPC - Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thanh toán cho các nhà thầu phụ. Tuy nhiên, gần đây vướng mắc này đã được khơi thông, khi tại chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Lý Khắc Cường đã ký hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Các nhà thầu đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Ảnh: Giao thông) |
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Với việc ký kết được hiệp định vay, đến nay vốn cho dự án đã đầy đủ. Hiện các đơn vị chỉ còn phải tập trung thi công để đảm bảo tiến độ dự án”.
Ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt cho biết, đơn vị đang thường xuyên đôn đốc Tổng thầu chuyển tiền giải ngân của các kỳ thanh toán về Việt Nam để kịp thời thanh toán cho các nhà thầu phụ thi công. Cùng đó, Ban QLDA đường sắt cũng yêu cầu Tổng thầu bố trí đầy đủ nguồn vốn lưu động để kịp thời giải ngân, thanh toán tạm ứng cũng như thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu phụ, đảm bảo nguồn lực tài chính để các nhà thầu phụ thi công.
An ninh Thủ đô đăng tải, tại lễ ký kết đảm bảo tiến độ giữa Tổng thầu EPC là Công ty hữu hạn tập đoàn cục 6 Đường sắt Trung Quốc với hơn 20 nhà thầu phụ sáng nay 14/10, ông Đường Hồng, Giám đốc điều hành dự án, đại diện tổng thầu EPC cho biết, đối với mỗi hạng mục công trình đều xây dựng mốc tiến độ giai đoạn cụ thể và mốc tiến độ cuối cùng, cũng như xác định nguyên tắc thưởng phạt rõ ràng.
“Với nhà thầu phụ không hoàn thành mốc tiến độ giai đoạn, chậm một ngày sẽ xử phạt 10 triệu đồng, với mốc tiến độ cuối cùng chậm 1 ngày cũng phạt 10 triệu đồng. Ngược lại nhà thầu vượt tiến độ sẽ được thưởng 10 triệu đồng, đồng thời thưởng một lần theo quy định trong Bản thỏa thuận mà hai bên đã ký kết và hoàn trả lại toàn bộ khoản ti ền phạt mốc tiến độ giai đoạn trước”, ông Đường Hồng cho hay.
Đại diện tổng thầu EPC cũng khẳng định, việc ký cam kết tiến độ thực hiện giữa các nhà thầu phụ và tổng thầu không chỉ là cam kết của nhà thầu phụ với tổng thầu, cũng chính là cam kết với Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, Ban quản lý dự án đường sắt và người dân Hà Nội.
Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản Giấy phép xây dựng 1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây: a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng; b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình; đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Giấy phép xây dựng bao gồm các loại: a) Xây dựng mới; b) Sửa chữa, cải tạo; c) Di dời công trình. 3. Đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Đối với công trình không theo tuyến, chỉ được cấp giấy phép xây dựng tối đa 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm (nếu có) và giai đoạn xây dựng phần thân của công trình. 4. Đối với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng cho một, nhiều hoặc tất cả các công trình thuộc dự án. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo |
BH (Tổng hợp)
Video hot: [mecloud]k4z9r2bh3s[/mecloud]