Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thuốc lá và tổn thất kinh tế trong hộ gia đình

(DS&PL) -

Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá có những đóng góp cho ngân sách quốc gia, nhưng phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá không đủ để bù đắp những tổn thất kinh tế v

Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá có những đóng góp cho ngân sách quốc gia, nhưng phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá không đủ để bù đắp những tổn thất kinh tế và sức khỏe do sử dụng thuốc lá gây ra đối với các cá nhân, gia đình và xã hội.

Hút thuốc lá là lãng phí sức khỏe và tiền của

Hút thuốc lá không chỉ làm tổn hại tới sức khỏe của người sử dụng, mà kéo theo nó là những hệ lụy: làm tăng gánh nặng kinh tế đối với các quốc gia, tổn hao kinh tế đối với gia đình. Những tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, do mất khả năng lao động vì bệnh tật và tử vong sớm, tổn thất do cháy nổ, ô nhiễm môi trường… Năm 2015 người dân Việt Nam đã chi cho việc mua thuốc lá là 31.000 tỷ

Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp. Các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá. Ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục. Nếu người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc để trả tiền học cho con cái của mình.

Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) do hút thuốc gây ra trong năm 2011 là hơn 23.000 tỷ đồng (23.139,3). Các tổn thất khác Việt Nam chưa tính được do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí điều trị các bệnh còn lại.

Ngoài việc gây tổn thất kinh tế ở cấp quốc gia như tăng chi phí y tế chữa bệnh do hút thuốc gây ra, giảm năng suất lao động, gây cháy nổ, hủy hoại môi trường..., hút thuốc gây lãng phí đáng kể nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của các hộ gia đình. Tiền mua thuốc lá làm giảm chi cho giáo dục, lương thực và chăm sóc sức khỏe hộ gia đình: Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tại Australia là 7%, ở Hungary là 10.4%, và ở nông thôn Tây Nam Trung Quốc là 11%. Ở Bangladesh nếu 2/3 số tiền mua thuốc lá được dùng để mua thức ăn thì khoảng 10 triệu người sẽ tránh được suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá làm giảm sức lao động và tổn thất đến năng suất lao động. Hơn nữa, người hút thuốc và xã hội còn phải gánh chịu những chi phí do khám chữa các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Điều đáng nói, trong khi xu hướng sử dụng thuốc lá và những hệ lụy của nó đang gia tăng nhanh chóng thì giá thực của thuốc lá đang có xu hướng giảm đi. Giá thuốc lá rẻ - tiêu dùng gia tăng là do mức thuế thuốc lá còn thấp. Chính vì vậy, với mục tiêu giảm tiêu thụ thuốc lá, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật và tổn thất về kinh tế, ngày 25/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng, trong đó có thuốc lá. Theo đó, thuế suất đối với thuốc lá điếu, xì-gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá được áp dụng theo lộ trình: Từ 1/1/2016 đến 31/12/2018 là 70%; từ ngày 1/1/2019 sẽ là 75%.

Có thể nói, việc tăng thuế là một giải pháp quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ người hút thuốc lá. Tuy nhiên, cùng với đó, nhiều ý kiến cho rằng, nâng cao nhận thức cho mọi người và cả cộng đồng về những tác hại do thuốc lá gây ra là một nhiệm vụ hàng đầu. Theo đó, cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm giáo dục, thuyết phục mọi người từ bỏ thuốc lá vì sức khỏe của mình; không hút thuốc lá nơi công cộng vì môi trường sống trong lành, vì sức khỏe của gia đình và những người xung quanh.

PV

Tin nổi bật