Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử: Những kiến thức cần được trang bị

(DS&PL) -

Thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử đang bị nhiều người nhầm lẫn là một, vì đều hoạt động dựa trên thiết bị điện tử. Vậy nên hiểu như thế nào về 2 sản phẩm này

Thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử đang bị nhiều người nhầm lẫn là một, vì đều hoạt động dựa trên thiết bị điện tử. Vậy nên hiểu như thế nào về 2 sản phẩm này.

Thuốc lá làm nóng chứa nguyên liệu thuốc lá

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử chính là nguyên liệu được làm nóng. Theo đó, thuốc lá làm nóng khác thuốc lá điếu về mặt cơ chế hoạt động (không có quá trình đốt cháy) nhưng thuốc lá làm nóng có chứa nguyên liệu thuốc lá như thuốc lá điếu.

Dù chưa được cho phép thương mại, nhưng các sản phẩm này đã hiện diện “bài bản” trên thị trường chợ đen. (Ảnh minh họa)

Vì vậy, khi kích hoạt thiết bị điện, nguyên liệu thuốc lá bên trong sẽ được làm nóng dưới 350 độ C (nhiệt độ làm nóng - không đốt cháy) để chỉ làm nóng thuốc lá và tạo ra khí hơi (aerosol) có chứa nicotin. Lượng nicotine có trong thuốc lá làm nóng cũng tương tự như thuốc lá điếu. Trong khi đó, thuốc lá điện tử chỉ làm bay hơi dung dịch có hoặc không có chứa nicotin.

Ngoài ra, thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử còn khác nhau về mặt công nhận khoa học ở các nước. Gần đây nhất, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép một sản phẩm thuốc lá làm nóng (làm nóng nguyên liệu thuốc lá khô) của Mỹ được phép thương mại và tiếp thị là sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ với chỉ định giảm thiểu phơi nhiệm với các chất gây hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu.

Đây là thiết bị điện đầu tiên và duy nhất được sự chấp thuận của FDA. Kết luận này có nghĩa, so với thuốc lá điếu, hàm lượng các chất độc hại có trong khí hơi của thuốc lá làm nóng (chỉ những sản phẩm đã được FDA chấp thuận) là ít hơn. Cụ thể, nồng độ carbon monoxide từ khí hơi (aesorol) tương đương với môi trường thông thường và nồng độ acrolein và formaldehyde lần lượt giảm từ 89%-95% và 66%-91% so với thuốc lá điếu đốt cháy.

Cấm hay quản lý?

Không chỉ có Việt Nam mà hiện nay có không ít các quốc gia xem xét việc quản lý hoặc chưa cho phép kinh doanh đối với các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng vì lý do các sản phẩm này có thể gây hại hoặc ảnh hưởng đến giới trẻ.

Quan ngại này cũng đã được FDA Hoa Kỳ xem xét cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định cho phép thuốc lá làm nóng (chỉ sản phẩm nào đã được FDA cho phép) được phép kinh doanh như là một sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ, giảm thiểu phơi nhiễm của cơ thể người dùng với các chất gây hại hoặc có tiềm năng gây hại.

TS. Priscilla Callahan-Lyon, đại diện FDA Hoa Kỳ trả lời trong một cuộc phỏng vấn với báo chí năm 2019, cho rằng sản phẩm thuốc lá làm nóng được FDA thông qua có điểm khác biệt, đó là chúng có kích cỡ lớn hơn hầu hết các loại thuốc lá điện tử, nhìn rất to và khó che giấu. Xét về cơ chế hoạt động, người dùng phải mua sản phẩm thuốc lá đặc chế theo bộ, chứ không thể mua sản phẩm riêng lẻ để dùng.

Do đó, TS. Lyon đánh giá, nguy cơ đối với việc giới trẻ bắt đầu sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng thấp hơn đáng kể (so với thuốc lá điện tử). Sản phẩm này cũng không có nhiều mùi hương khác nhau như các loại thuốc lá điện tử sử dụng hương liệu.

Thêm một sở cứ cho thấy tỷ lệ sử dụng ở giới trẻ dù có nhưng không đến mức lo ngại mà các cơ quan y tế đưa ra. Theo đó, Nhật Bản công bố dữ liệu do chính phủ Nhật Bản ủy quyền thu thập cho thấy mức độ sử dụng thuốc lá làm nóng trong bộ phận học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông dù có nhưng rất thấp chỉ bằng 1/5 so với tỷ lệ hút thuốc lá điếu đốt cháy, tức chỉ có 0,1%.

Hiện nay trong các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới thì chỉ có thuốc lá làm nóng là có chứa thành phần nguyên liệu thuốc lá nên phù hợp với Luật phòng, chống tác hại thuốc lá của Việt Nam được ban hành từ năm 2012, cùng Nghị định hướng dẫn thi hành vào năm 2013. Không chỉ thế, đã có hai tổ chức thế giới bao gồm Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận thuốc lá làm nóng là thuốc lá, đồng thời WCO cũng phân loại thuốc lá làm nóng theo mã “Sản phẩm thuốc lá khác”.

Dù chưa được cho phép thương mại, nhưng các sản phẩm này đã hiện diện “bài bản” trên thị trường chợ đen. Ngày càng có nhiều vụ thuốc lá điện tử nhập lậu vào Việt Nam và tiêu thụ phi pháp trong giới trẻ. Do đó, lý do mà một vài cơ quan y tế, tổ chức phi chính phủ đang đưa ra để xin xem xét việc cấm thuốc lá thế hệ mới nhằm bảo vệ giới trẻ sẽ không chỉ không đem lại hiệu quả thực tiễn, mà còn tạo điều kiện cho buôn lậu mặt hàng thuốc lá mới được đà phát triển.

Đã đến lúc cơ quan quản lý cần sớm xem xét các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nào đủ điều kiện nằm trong Luật phòng, chống tác hại thuốc lá (ví dụ như có chứa nguyên liệu thuốc lá như thuốc lá làm nóng) để sớm đưa các sản phẩm này vào quản lý theo luật định.

Khi có hành lang pháp lý minh bạch, cơ quan quản lý sẽ dễ dàng xử lý tình trạng buôn lậu thay vì chỉ phạt hành chính ở mức thiếu tính răn đe như hiện nay. Đồng thời, chính sách quản lý cũng sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu những tác hại của thuốc lá trong dài hạn.

Ngọc Thu

Tin nổi bật