Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Hà Nội

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm không khí diễn biến ngày càng phức tạp với những hiểm họa khó lường. Do tác động nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, đặc

(ĐS&PL) Cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm không khí diễn biến ngày càng phức tạp với những hiểm họa khó lường. Do tác động nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người dân đô thị;ô  nhiễm không khí, nhất là bụi mịn PM 2.5, đã trở thành hiểm họa của người dân.

Từ năm 2017, thành phố Hà Nội đã lắp đặt và vận hành một số trạm quan trắc, giúp người dân có thể theo dõi được chất lượng không khí thông qua cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND Thành phố.Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm không khí Thủ đô đã ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để có cái nhìn khách quan về vấn đề này, bài viết đề cập đến một số nội dung cơ bản để cùng trao đổi.

1.Ô nhiễm không khí và tác động đến sức khỏe trên thế giới và ở Thủ đô Hà Nội

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trên 90% dân số Thế giới đang phải hít thở không khí chưa đạt chuẩn, khiến nguy cơ ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, đột quỵ, bệnh tim mạch và phổi tắc nghẽn mạn tính ngày một gia tăng. Ô nhiễm không khí đã đến mức báo động ở nhiều thành phố lớn như Sydney (Úc), London (Anh), Bắc Kinh (Trung Quốc)..v..v.. Cũng theo WHO, hơn 11% dân số thế giới chết vì bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí (tienphong.vn 2017).

Ô nhiễm khí trời được coi là nguyên nhân của những ca chết yểu với khoảng 7 triệu ca tử vong trên thế giới mỗi năm. Con số này cao hơn tổng số ca tử vong có nguồn gốc từ bệnh tiểu đường 1,6 triệu ca, bệnh lao 1,4 triệu ca và bệnh AIDS chừng 1,1 triệu ca (Nguyễn Hoài 2019).

Trạm tự động quan trắc môi trường

Trong bối cảnh toàn cầu, để ngăn ngừa bệnh tật do ô nhiễm tràn lan, ở nhiều nước kinh tế phát triển, chất lượng không khí đã được dự báo như dự báo thời tiết. Việc làm này đã giúp người dân có thể chủ động kế hoạch ứng phó trong những ngày ô nhiễm không khí lên cao.

Đánh giá về chất lượng không khí của Thủ đô, các nhà phân tích cho rằng, Hà Nội không chỉ đối mặt với ô nhiễm từ các phương tiện cá nhân, mà còn phải gánh chịu những nguy cơ ô nhiễm từ các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm trong những khu dân cư. Chất lượng không khí ở nội đô có biểu hiện suy thoái nhanh do tốc độ gia tăng dân số cao, kéo theo là gia tăng phương tiện giao thông, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bụi và tiếng ồn ở khu vực nội thành, trên các trục giao thông chính và công trường xây dựng, nhiều nơi đã vượt quá giới hạn (Hà Thanh 2017).

Theo tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm của WHO, năm 2016 thành phố có 282 ngày ô nhiễm không khí. Dựa trên kết quả đánh giá theo giờ, tình hình còn trở nên tồi tệ hơn với nồng độ bui PM2,5 vượt quá tiêu chuẩn WHO lên tới 6.941 giờ trong năm.

 TS Đỗ Mạnh Cường (Bộ Y tế) cho biết, cư dân ở vùng ô nhiễm không khí có nguy cơ mắc bệnh hô hấp rất cao, tỷ lệ người mắc bệnh viêm phế quản tại khu công nghiệp (KCN) Thượng Đình cao gấp 2,9 lần so với vùng đối chứng là Phú Thị, Gia Lâm. Theo dự báo của Sở TN&MT thành phố, số trẻ em bị viêm phổi cấp tính sẽ tăng từ 19.580 năm 2010 lên 43.889 năm 2020 và số người bị khó thở cũng từ 260.942 lên 584.916 người trong cùng thời gian (Nguyễn Hoài 2017).

2. Chỉ số chất lượng và thực trạng ô nhiễm không khí Hà Nội thời gian gần đây

2.1. Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index- AQI-) là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng không khí hàng ngày. Chỉ số này tập trung vào đánh giá mức độ nguy hại đến tình trạng sức khỏe con người sau khi hít thở không khí ô nhiễm.

Ở Viêt Nam, xác định AQI được thực hiện thông qua chỉ số PM2.5, là lượng hạt bụi lơ lửng có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 2.5 micromet.Bụi mịn PM2.5 có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong nhu mô và mao mạch phổi, làm gia tăng các trường hợp nhập viện do bệnh hô hấp, tim mạch, hen, suyễn, gây tỷ lệ tử vong cao; được cho là nguy hại nhất cho sức khoẻ.

Bảng chỉ số AQI cho biết mức độ ô nhiễm không khí (ONKK) và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chỉ số AQI càng lớn thể hiện mức độ ô nhiễm không khí càng cao.

Số đo AQI từ 0 đến 50, môi trường không khí tốt, có thể thoải mái hoạt động ngoài trời

Từ 51 đến100, môi trường không khí trung bình, có thể hoạt động được ngoài trời, nhưng ở nhóm người nhạy cảm có thể có biểu hiện: ho, lên cơn hen, khó thở, tức ngực.

Từ 101 đến 200, môi trường không khí kém, có thể hoạt động ngoài trời với thời gian ngắn; nhưng với những hoạt động dài hơn cần nghỉ ngơi và giảm cường độ hoạt động. Đối với nhóm người nhạy cảm, cần chú ý đến biểu hiện sức khỏe.

Từ 201 đến 300, chất lượng không khí xấu,cần nghỉ ngơi và giảm cường độ đối với mọi hoạt động ngoài trời. Đối với người hen, suyễn cần mang theo dụng cụ và thuốc hỗ trợ trong người.

Từ trên 301, chất lượng không khí ở mức nguy hại. Mọi người nên ở trong nhà, cần chuyển hoạt động có cường độ cao vào trong nhà, rời ngày hoăc đến địa điểm khác (Tech.3si.vn 2016).

2.2. Thực trạng môi trường không khí

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội được đánh giá là nghiêm trọng. Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu năm 2018 của IQAir visual phối hợp cùng Greenpeace xây dựng cho biết, Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 2 ở Đông Nam Á với chỉ số bụi PM 2.5 trung bình 40,8 microgam/m3, cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của WHO.

Theo Chủ tịch UBND thành phố, Nguyễn Đức Chung, ô nhiễm không khí đang là vấn đề môi trường nghiêm trọng mà nguyên nhân chính đó là tình trạng phá dỡ các công trình xây dựng và các công trường xây dựng; nguồn thứ 2 là phương tiên lưu thông quá lớn với 5,8 triệu xe máy và trên  0,7 triệu ô tô.

Ô nhiễm bụi trên đường phố Hà Nội

Không chỉ đối mặt ô nhiễm từ lượng phương tiện cá nhân, Hà Nội còn phải đối diện bới nguy cơ ô nhiễm xuất phát từ các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm giữa các khu dân cư. Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thành phố đã tiến hành việc điều tra và lập một danh sách gồm 117 cơ sở gây ô nhiễm ở các quận nội thành, cần phải di dời khẩn cấp do xả khói, bụi diễn ra thường xuyên trong các khu dân cư.

Kết quả quan trắc về chất lượng không khí, mức độ tác động đến sức khỏe và nồng độ bụi PM2.5 cho thấy: Năm 2016 chỉ số AQI trung bình của Hà Nội là 121, nằm trong nhóm chất lượng môi trường không khí kém. Đáng báo động là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 với 50,5 µg/m3, cao gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình theo khuyến nghị của WHO.

Trong năm 2016, Hà Nội Hà Nội đã trải qua 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đợt dài nhất lên tới 31 ngày. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra. nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của thành phố là khí thải từ phương tiện giao thông, phát thải từ hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng, nhà máy nhiệt điện, đốt chất thải, đun nấu hộ gia đình (Nguyễn Hoài 2017).

Số liệu theo rõi từ một số trạm quan trắc không khí trong năm 2017 cho thấy, số ngày có nồng độ bụi PM2.5, PM10 và NO2 vượt quá giới hạn cho phép có xu hướng gia tăng. Nồng độ các chất gây ô nhiễm tăng cao từ tháng 11/2017 đến tháng 1/2018. Nồng độ PM2,5 và PM10 ven đường giảm khi giảm các phương tiện giao thông tham gia (Thanh Nga 2018)

Kết quả theo rõi trong những ngày gần đây cho thấy, chất lượng không khí ở Hà Nội đều trong ngưỡng kém và xấu ở tất cả các điểm quan trắc (10/10) vào đầu giờ sáng.Các chỉ số AQI  trung bình trong ngày đều ở mức chất lượng kém.

Lý giải về vấn đề này, các nhà khoa học môi trường cho rằng: Ngoài mật độ ô tô, xe máy cao, các công trình xây dựng gia tăng; điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng là một tác nhân lớn. Điều kiện thời tiết có thể dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt. Hiên tượng này xảy ra khi càng lên cao, nhiệt độ không khí càng cao. Lớp nghịch nhiệt này tạo thành tấm ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao. Chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí thấp, làm nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao khiến môi trường trở nên ô nhiễm nặng nề. Xác suất cao là do gió lặng, bụi luẩn quẩn không bốc lên cao khiến chất lượng không khí ở mức kém (Thảo Anh 2019). 

TS. Lê Thành Ý/Sức Khỏe 365

Tin nổi bật