Vnexpress dẫn lời Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh Thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho biết, cơ thể người khi tiếp xúc với môi trường lạnh sẽ tăng chuyển hóa sản sinh nhiệt để duy trì thân nhiệt. Ở người bình thường, khi gặp trời lạnh, mạch máu dưới da co lại, mạch máu nuôi các cơ quan nội tạng sẽ giãn thêm để điều tiết lượng máu dư ra (do co mạch dưới da). Sau khi uống rượu sẽ có cảm giác toàn thân nóng lên. Đó là do cồn làm cho cơ thể tỏa nhiệt năng sẵn có trong cơ thể. Như vậy, thực chất người uống rượu đang bị mất nhiệt nhanh hơn.
Sau khi uống hết rượu, do đa phần nhiệt lượng đã tỏa ra ngoài, làm cho toàn thân lạnh nổi gai ốc, dẫn đến hậu quả bị lạnh.
Ngoài ra, đối với người bệnh tăng huyết áp, nếu lạm dụng rượu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt khi trời rét. Khi uống rượu bia, các mạch máu sẽ giãn ra và nếu gặp thời tiết lạnh sẽ làm co mạch máu, gây các cơn tăng huyết áp, dễ dẫn đến đột quỵ não. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp nên kiêng uống rượu bia.
Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần phải biết kiểm soát lượng bia rượu nạp vào cơ thể ở mức vừa phải. Mỗi người chỉ nên uống tối đa hai đơn vị cồn mỗi ngày, tương đương với 350 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hoặc 45 ml rượu mạnh.
Trong các cuộc nhậu ngày Tết, nếu phải uống rượu nhiều, mọi người có thể uống kèm thêm một cốc nước chanh, nước hoa quả. Biện pháp này giúp hạn chế mệt mỏi sau chầu rượu, tăng sức đề kháng.
Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe không phải ai cũng biết
Tác hại của rượu bia tới gan
Tác hại của bia rượu đối với cơ thể đầu tiên có thể nhắc đến chính là gây hại cho gan. Vậy bạn có biết tại sao gan lại bị ảnh hưởng nặng nề khi uống rượu quá mức không?
Khi rượu bia được đưa vào cơ thể, sau khi được hấp thụ tại dạ dày (20%) và ruột non (80%), chúng sẽ được tiến hành chuyển hóa tới 90% tại gan. Quá trình chuyển hóa này khiến gan liên tục chịu tác động từ các chất độc tố có trong rượu. Khi tình trạng này kéo dài và diễn ra liên tục khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Người uống nhiều rượu có nguy cơ cao mắc các bệnh như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,…thậm chí là ung thư gan.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Theo các chuyên gia, tác hại của rượu bia gây ra cho cơ thể chính là sự ảnh hưởng tới sức khỏe, chức năng của hệ thống tim mạch. Dưới tác dụng của rượu bia, cơ tim và thành mạch có xu hướng bị thoái hóa và tổn thương. Lâu dài gây ra tình trạng giãn cơ tim, suy tim, xơ hóa tim. Các nguy cơ bị đột quỵ, mất ngủ, huyết áp cao hoặc nhồi máu cơ tim,... cũng cao hơn so với người không có thói quen uống rượu bia nhiều.
Ảnh hưởng tới não bộ
Tác hại của rượu bia với não bộ có thể nhận thấy rõ ràng nhất là gây ra tình trạng rối loạn, không thể điều chỉnh các hoạt động – suy nghĩ. Từ đó khiến người uống đi đứng không vững, thần kinh không ổn định, phản ứng chậm, mất nhận thức,…
Người thường xuyên sử dụng rượu bia trong thời gian dài dễ gặp tình trạng suy giảm trí nhớ, hội chứng sảng run – một biến chứng nguy hiểm thường xảy ra với người nghiện rượu.
Khi bị hội chứng sảng run, người bệnh sẽ gặp phải các tình trạng sau:
Mê sản, rối loạn nhận thức, không có khả năng định hướng về thời gian.
Nhận thức kém.
Giấc ngủ chập chờn, có thể gặp ảo giác, lo âu, sợ hãi kéo dài.
Nói không rõ, chân tay run, đi lại khó khăn,…
Có thể đột nhiên xuất hiện các cơ cơ giật, động kinh.
Ảnh hưởng dạ dày
Dạ dày bị ảnh hưởng là một trong những tác hại của bia rượu khác mà người bệnh sẽ dễ dàng gặp phải sau một thời gian.
Khi được hấp thụ ở dạ dày, bia rượu sẽ được phân hủy thành các chất động hại như acetaldehyde. Acetaldehyde có khả năng gây suy yếu các lớp mô bảo vệ tại dạ dày và gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng.
Bên cạnh đó, rượu bia còn khiến dạ dày tiết ra nhiều hơn lượng axit tiêu hóa. Khi tình trạng này diễn ra, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, trào ngược nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài cũng làm tăng nguy cơ viêm loét tại dạ dày cao hơn.
Nguy cơ mắc bệnh Gout
Uống liên tục và uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra tình trạng Gout. Nguyên nhân chính là do lượng cồn tồn động trong cơ thể là quá lớn và vượt thời gian cho phép dẫn đến các rối loạn về chuyển hóa năng lượng. Điều này tạo điều kiện cho việc tăng lượng axit uric dưa thừa và gây Gout cho các ngón tay – chân , đầu gối.
Khi bị Gout, người bệnh sẽ phải đối diện với các cơn đau nhức, sưng tấy đỏ tại đầu ngón chân – ngón tay, khó khăn trong việc di chuyển,…
Giảm các khả năng đề kháng, miễn dịch của cơ thể
Kết quả nghiên cứu cho thấy, uống rượu bia liên tục có thể khiến các tế bào bạch cầu bị “ảnh hưởng” và trực tiếp làm giảm sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, người uống nghiện rượu thường có dễ mắc bệnh hơn. Ví dụ bệnh liên quan đến hệ hô hấp như: bệnh lao,...
Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản
Với cả nam và nữ, tác hại chung của rượu bia gây ra chính là ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe sinh sản
Đối với nam giới
Giảm chất lượng khi thực hiện quan hệ tình dục.
Ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng.
Gây vô sinh khi uống rượu trong một thời gian dài.
Đối với nữ giới
Gây rối loạn chức năng của tuyến yên khiến trứng không rụng trong chu kỳ.
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu mẹ bầu sử dụng rượu khi mang thai.
Các quá trình lão hóa xảy ra nhanh hơn
Khi sử dụng rượu bia hay các loại đồ uống chứa lượng cồn cao quá trình lão hóa của cơ thể có thể xảy ra nhanh hơn. Điều này được thể hiện trực tiếp thông qua vẻ bề ngoài của bạn như màu da, tóc khô xơ, da bong tróc hoặc xanh xao,... Khi tình trạng này kéo dài, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Ảnh hưởng tới hệ thống xương – cơ bắp
Tác hại của rượu bia là gì đối với cơ thể? Khi sử dụng quá nhiều rượu, bia lượng canxi có trong cơ thể có xu hướng giảm đáng kể. Rượu cũng khiến sự hình thành của tế bào xương bị ngăn chặn. Từ đó khiến chất lượng xương bị ảnh hưởng và dễ gây ra tình trạng loãng xương.
Lượng cồn khi đi vào máu cũng sẽ có tác động tiêu cực làm cơ bắp suy giảm và suy yếu theo thời gian.
Các tác động tiêu cực khác của rượu bia với cơ thể
Gây mất trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ.
Viêm tụy.
Gây tổn thương thần kinh, động kinh.
Thùy Dung (T/h)