Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng: "Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phải lường hết các khó khăn"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Chiều 9/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia 2015.

(ĐSPL) - Quá trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phải lường hết các khó khăn và có phương án xử lý, không để bị động, không được chủ quan với mục tiêu đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nhất. 

Chiều 9/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia 2015

Báo cáo với Thủ tướng những công việc nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết một số điểm mới. Trong đó, có quy định về cụm thi liên tỉnh và cụm thi tỉnh, kỳ thi bao gồm 2 mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tăng cường tuyên truyền cho nhân dân về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của kỳ thi THPT quốc gia, những khó khăn có thể gặp phải và hướng xử lý.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết tinh thần của quy chế thi, quy chế tuyển sinh là tạo thuận lợi tối đa cho học sinh. Việc xét tuyển ĐH, CĐ tôn trọng quyền được đi học, quyền được xét tuyển của học sinh cũng như quyền tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.

Đáng chú ý, đến nay đã có 125 trường ĐH, CĐ được Bộ GD-ĐT phê duyệt phương án tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở cả cụm thi tỉnh và cụm thi liên tỉnh; 300 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp ở cụm thi liên tỉnh.

Cần lường hết khó khăn của kỳ thi 

Đánh giá cao quá trình của Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng và ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng công tác chuẩn bị đổi mới thi cử đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản, tạo sự đồng thuận cao trong phương án tổ chức. Trong đó, học sinh và gia đình đã được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm tốn kém cho xã hội, từng bước hội nhập với cách thức tổ chức học và thi của các nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, đổi mới nhưng vẫn phải đảm bảo quyền cũng như nguyện vọng học tập và thi cử của mọi học sinh trong cả nước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương làm đề án tuyên truyền cho nhân dân và toàn xã hội hiểu về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của kỳ thi này, những khó khăn có thể gặp phải và hướng xử lý. Đặc biệt, các cơ quan truyền thông, cấp ủy, chính quyền địa phương phải chủ động, tích cực vào cuộc, tuyên truyền giải thích cụ thể cho các em học sinh và gia đình hiểu rõ, cặn kẽ những điểm mới, tránh tình trạng không hiểu, không biết mình phải làm gì theo quy chế thi, tuyển sinh mới.

Đồng thời, đề nghị lãnh đạo các trường ĐH tham gia tổ chức các cụm thi phải quán triệt tinh thần, trách nhiệm với con em mình, với nền giáo dục nước nhà. Công tác ăn ở, đi lại, sinh hoạt cho các giáo viên tham gia trông thi, chấm thi phải được đảm bảo tối đa.

“Quá trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phải lường hết các khó khăn và có phương án xử lý, không để bị động, không được chủ quan với mục tiêu đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nhất. Từ nay cho đến trước khi tổ chức kỳ thi, Bộ GD-ĐT cần tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh các quy định sao cho hợp lý nhất, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân và toàn xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

Rà soát việc tổ chức cụm thi

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia không chỉ tiết kiệm kinh phí cho ngân sách Trung ương, địa phương, các trường ĐH, CĐ mà lớn nhất là chi phí của từng gia đình học sinh cũng như toàn xã hội.

Tuy nhiên, dư luận còn có một số ý kiến, băn khoăn mà Bộ GD-ĐT cần lưu ý để có tính toán điều chỉnh, phương án xử lý. Cụ thể như việc phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát để việc tổ chức các cụm thi liên tỉnh cũng như các cụm thi tại từng tỉnh cho phù hợp, tạo thuận lợi, giảm tối đa rủi ro trong quá trình đi thi của học sinh và gia đình.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT phải thông tin về cơ cấu đề thi, đưa ra mẫu đề thi để các trường và các em học sinh có thời gian chuẩn bị; quy định rõ việc cử cán bộ, giáo viên coi thi, chấm thi tại cụm thi liên tỉnh, có cơ chế giám sát chéo; điều chỉnh quy định về việc nộp phiếu báo điểm thi để xét tuyển ĐH, CĐ bằng cả bản giấy lẫn qua mạng để tránh việc thí sinh đổ về các TP lớn nộp phiếu báo điểm trong các đợt tuyển sinh.

“Điều cốt yếu là lãnh đạo các tỉnh cũng phải chủ động, tích cực tham gia, tạo mọi điều kiện trong quá trình tổ chức kỳ thi, bởi đây không là kỳ thi của riêng Bộ GD-ĐT mà cả nước cùng làm thì mới giúp được ngành Giáo dục”, Phó Thủ tướng nói.

Tin nổi bật