Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne từ chức ngay trước thềm cải tổ nội các

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Trong thời gian đứng đầu chính phủ Pháp, bà Elisabeth Borne đã nỗ lực thúc đẩy và thực hiện được nhiều cải cách quan trọng, trong đó nổi bật là luật cải cách hưu trí nâng độ tuổi về hưu lên 63 tuổi và mới đây là thông qua dự luật cải cách nhập cư.

VTC News dẫn nguồn Sputnik cho biết, Thủ tướng Pháp bà Elisabeth Borne tuyên bố từ chức khi Tổng thống Emmanuel Macron chuẩn bị công bố cuộc cải tổ nội các được chờ đợi từ lâu nhằm tạo động lực mới cho 3 năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Đài truyền hình France 24 dẫn lời Văn phòng Tổng thống Pháp hôm 8/1 cho biết: “Bà Elisabeth Borne hôm nay đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Emmanuel Macron và ông Macron đã chấp nhận điều đó”.

Tổng thống Macron cảm ơn thủ tướng sắp mãn nhiệm vì sự phục vụ của bà. "Thủ tướng Elisabeth Borne thực thi nhiệm vụ vì lợi ích của nước Pháp. Bà đã thực hiện các cải cách với lòng dũng cảm và sự quyết tâm. Tôi hết lòng cảm ơn bà", ông Macron cho hay.

Theo dự kiến, bà Borne sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Pháp cho đến khi người kế nhiệm bà được bổ nhiệm.

Bà Elisabeth Borne đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Emmanuel Macron và được ông chấp nhận điều đó.

Trong thời gian đứng đầu chính phủ Pháp, bà Elisabeth Borne đã nỗ lực thúc đẩy và thực hiện được nhiều cải cách quan trọng, trong đó nổi bật là luật cải cách hưu trí nâng độ tuổi về hưu lên 63 tuổi và mới đây là thông qua dự luật cải cách nhập cư.

Tuy nhiên, bà Elisabeth Borne cũng là Thủ tướng không thực sự có được sự tin tưởng của người dân Pháp, liên tục vấp phải sự phản đối từ các đảng đối lập và phải trải qua các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nhiều nhất.

Theo VOV, Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron dự kiến sẽ công bố người thay thế bà Elisabeth Borne làm Thủ tướng mới của Pháp vào sáng 9/1 theo giờ địa phương.

Một số nguồn thạo tin nhận định Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Gabriel Attal (34 tuổi) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu (37 tuổi) là hai ứng viên sáng giá cho vị trí người đứng đầu cơ quan hành pháp của nước Pháp, và có thể trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nếu như được lựa chọn.

Giới quan sát chính trị Pháp cũng đề cập đến Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire, cùng nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Pháp Julien Denormandie, như là hai lựa chọn khả thi khác dành cho ông Macron.

Vào tháng 6 tới, ở Pháp sẽ diễn ra cuộc bầu cử cho các vị trí nghị sĩ đại diện nước này tại Nghị viện châu Âu (MEP). Hiện, đảng Phục Hưng (Rennaisance) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang bị Mặt trận Quốc gia Pháp (Front National) do chính trị gia cực hữu Marine Le Pen lãnh đạo dẫn trước trong các cuộc thăm dò với khoảng cách từ 8 đến 10 điểm.

Các chính đảng theo đường lối “nghi ngờ châu Âu” (Eurosceptics) được dự báo có thể giành số ghế kỷ lục trong cuộc bầu cử này, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) và chính phủ Pháp nói riêng chưa thể giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt và vấn đề di cư.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật