Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo biện pháp ứng phó với mưa lũ

(DS&PL) -

Mưa diện rộng gây lũ lớn trên thượng nguồn sông Thao… Các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang phải vận hành cửa xả đáy điều tiết nước.

Mưa diện rộng gây lũ lớn trên thượng nguồn sông Thao… Các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang đã phải vận hành cửa xả đáy điều tiết nước.

Thông tin trên TTXVN, ngày 21/7, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1078/TTg-NN gửi Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an; UBND các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa trở ra, về việc chủ động triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ tại Bắc bộ.

Văn bản nêu rõ, thời gian qua, tại các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc đã liên tiếp xảy ra các đợt mưa lớn diện rộng (tổng lượng mưa tính từ giữa tháng 6 năm 2017 đến nay từ 300 - 700 mm, một số nơi trên 1.000 mm). Mưa lớn đã gây lũ lớn trên thượng nguồn sông Thao; lũ ống, lũ quét cục bộ, sạt lở đất, thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng tại một số địa phương; ngập úng ở đô thị; các hồ chứa thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang đã phải vận hành cửa xả đáy điều tiết nước.

Mưa lớn khiến mực nước suối ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang dâng cao. (Ảnh: TTXVN)

Hiện nay, đã bắt đầu thời kỳ mưa lũ chính vụ ở Bắc bộ, đồng thời trên khu vực Bắc Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng đến nước ta trong thời gian tới. Để chủ động ứng phó thiên tai diễn biến phức tạp, hạn chế thiệt hại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, đặc biệt là diễn biến của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông, bão và các hình thế thời tiết nguy hiểm có thể gây mưa lũ trên lưu vực sông Hồng, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, các bộ, ngành có liên quan, các địa phương và nhân dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức theo dõi sát diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương, các bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai có hiệu quả, đặc biệt là mưa lũ trong thời gian tới; quyết định ban hành lệnh vận hành các hồ chứa thủy điện lớn theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối, an toàn vùng hạ du, nâng cao hiệu quả phát điện, đồng thời chủ động tích đủ nước vào cuối mùa lũ để phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong mùa khô tới.

Các bô ngành khác như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải,  Bộ Công an… tăng cường chỉ đạo các đơn vị triển khai các phương án, biện pháp phòng chống lũ lụt. Trong khi đó, các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác, nhất là thông tin về vận hành điều tiết nước của các hồ chứa, tránh tạo tâm lý chủ quan, đồng thời tránh gây hoang mang trong nhân dân.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã xả 2 cửa xả đáy (ảnh chụp chiều 21/7). (Ảnh: TTXVN)

Cũng theo thông tin trên báo Thanh Niên, Thời tiết mưa lũ ở miền Bắc tạo điều kiện gia tăng dịch bệnh, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá, châu chấu tre là các đối tượng chính gây hại cho vụ lúa mùa sớm.

Miền Nam liên tục có mưa nên nhiều tỉnh ở ĐBSCL thu hoạch lúa xong cần chú ý bảo quản sau thu hoạch nhằm bảo đảm chất lượng. Trong điều kiện thời tiết bất lợi, nhiều diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn lá và cổ bông gia tăng mạnh, cần sử dụng thuốc đặc trị Beam 75WP (250 gr/ha) phun khi bệnh chớm xuất hiện, theo dõi rầy nâu trong những ngày tới gieo trồng lúa mùa nhằm né rầy, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Các vùng có hồ tiêu theo dõi để phát hiện sớm vi rút gây bệnh chết nhanh, chết chậm, phun thuốc trừ rệp sáp ở gốc và rễ.

Tổng hợp

Tin nổi bật