Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng mong muốn làn 'gió Đại Phong' mới cho du lịch Việt Nam

(DS&PL) -

Thủ tướng cho rằng, đây là sứ mệnh của Quảng Bình đối với cả nước khi tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa hội tụ ở Quảng Bình khá lớn.

Thủ tướng cho rằng, đây là sứ mệnh của Quảng Bình đối với cả nước khi tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa hội tụ ở Quảng Bình khá lớn. 

Theo tin từ báo Chính phủ, chiều 25/8, tại TP. Đồng Hới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Bình.

Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài cho biết do sự cố môi trường biển và hậu quả 2 đợt lũ lụt kép, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh đạt 4,5%, mức tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm qua. Sự cố môi trường biển đã làm cho sản xuất, kinh doanh, khai thác thủy hải sản bị đình trệ. Du lịch tỉnh rơi vào tình trạng điêu đứng, nhiều khách sạn, nhà hàng ngừng hoạt động. Các ngành dịch vụ khác bị ảnh hưởng nặng nề.

Từ đầu năm 2017 đến nay, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. GRDP tăng 6,25%. Sản xuất thủy sản của Quảng Bình, một trong 3 tỉnh có số lượng tàu đánh cá nhiều nhất cả nước, đã có bước phục hồi, sản lượng khai thác đạt hơn 27.000 tấn, tăng 14,8%. Lĩnh vực du lịch cũng có sự “hồi sinh”. Lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 1,5 triệu lượt khách, tăng 17%. Thu ngân sách tăng khá, 7 tháng ước đạt hơn 1.970 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ 2016. Từ đầu năm đến nay, đã giảm được 2.386 hộ nghèo (tỉ lệ hộ nghèo hiện là 11%).

Đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thành chi trả tiền bồi thường hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển, với tổng số tiền đã chi trả là hơn 2.630 tỷ đồng.

Thủ tướng mong muốn các thành viên đoàn công tác góp ý về định hướng phát triển cho Quảng Bình. Đặt vấn đề liệu Quảng Bình có thể tạo nên một làn gió Đại Phong mới cho du lịch Việt Nam hay không, liệu Quảng Bình có thể là dấu ấn đầu tiên lan tỏa về hình ảnh Việt Nam, một vẻ đẹp không những bất tận mà còn huyền bí hay không, Thủ tướng cho rằng, đây là sứ mệnh của Quảng Bình đối với cả nước khi tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa hội tụ ở Quảng Bình khá lớn. 

Thủ tướng cho rằng con đường đi đến thịnh vượng của Quảng Bình là dịch vụ hóa nền kinh tế, lấy du lịch làm nền tảng. Ảnh: VGP

Góp ý cho Quảng Bình, ý kiến thành viên đoàn công tác của Chính phủ cho rằng, Quảng Bình có giá trị tài nguyên du lịch nổi trội, khác biệt. Tỉnh có 3/4 dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam là du lịch biển, sinh thái hang động, văn hóa lịch sử (thiếu du lịch tham quan thành phố).

Một số ý kiến cho rằng, tỉnh cần phát triển cơ sở hạ tầng du lịch để bảo đảm đón được lượng khách du lịch lớn; quan tâm đào tạo nhân lực làm du lịch. Tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng thương hiệu du lịch, nâng cấp hạ tầng giao thông.

Hoan nghênh các ý kiến góp ý, Thủ tướng biểu dương tỉnh Quảng Bình có đổi mới trong chỉ đạo, nỗ lực khắc phục khó khăn để vươn lên. Tỉnh đạt nhiều chỉ tiêu, trong đó sản xuất phục hồi, du lịch tăng cao. Xây dựng nông thôn mới có nhiều cố gắng. Liên tục trong nhiều năm dẫn đầu về bảo vệ rừng đầu nguồn tự nhiên, cho nên các dòng sông ở Quảng Bình còn giữ được màu xanh.

Hà Nội Mới đưa tin, phát biểu tại buổi làm việc, đặt vấn đề tìm lối ra bền vững, bứt phá đối với Quảng Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Quảng Bình là một Việt Nam xanh, thu nhỏ, giàu truyền thống văn hóa, nhất là văn hóa bản địa. Chính những lợi thế này đã thu hút sự quan tâm của du khách khắp thế giới đến với Quảng Bình. Thủ tướng kỳ vọng, Quảng Bình sẽ tạo nên một làn “Gió Đại Phong” mới cho du lịch Việt Nam.

Đề cập đến một lối ra “mở” và bền vững cho Quảng Bình, Thủ tướng cho rằng: Con đường đi đến thịnh vượng của Quảng Bình là dịch vụ hóa nền kinh tế, lấy du lịch làm nền tảng của sự phát triển. Thủ tướng mong muốn Quảng Bình tập trung nguồn lực để có cơ chế quản lý phát triển bền vững du lịch, đặc biệt cần có chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch chuyên nghiệp, bài bản hơn, tăng cường quảng bá hình ảnh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Hang Sơn Đoòng - những lợi thế so sánh chỉ có ở Quảng Bình. Nâng cao chất lượng các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại hơn...

Theo báo Quảng Bình, trước đó, buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và thăm bà con nhân dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển ở xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch.

Theo báo cáo của chính quyền xã Đức Trạch, mặc dù chịu tác động nặng nề bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển, nhưng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đức Trạch đã quyết tâm, đoàn kết vượt qua khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế xã hội, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những thành tích trong xây dựng nông thôn mới, công tác đền bù, khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển của Đức Trạch, nhất là việc ổn định an ninh trật tự, cải thiện sinh kế cho người dân.

Thủ tướng đề nghị, Đảng ủy, UBND và cả hệ thống chính trị trong xã, nhất là tầng lớp cán bộ lão thành phát huy truyền thống quê hương Anh hùng, tiếp tục đoàn kết nhất trí, đi sâu, đi sát cơ sở, phát huy thế mạnh chế biến hải sản sao cho hiệu quả kinh tế cao hơn; không ngừng củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật