Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng Đức Merkel có thể mất nhiệm kỳ 4 do thất bại thành lập chính phủ liên minh

(DS&PL) -

Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể mất nhiệm kỳ 4 do nỗ lực lập liên minh cầm quyền ba đảng của bà thất bại, sau khi một đối tác rời đàm phán do có khác biệt không thể hò

Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể mất nhiệm kỳ 4 do nỗ lực lập liên minh cầm quyền ba đảng của bà thất bại, sau khi một đối tác rời đàm phán do có khác biệt không thể hòa giải.

Ngày 19/11, Đảng Dân chủ Tự do (FDP) bất ngờ rời cuộc đàm phán với đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel và đảng Xanh. Lý do được đưa ra là ba đảng không thể tìm ra tiếng nói chung trong những vấn đề quan trọng như nhập cư và môi trường.

Thủ tướng Đức Angela Merkel - Ảnh: Reuters.

Bà Merkel có thể thiết lập liên minh cầm quyền thiểu số với đảng Xanh hoặc tổ chức một cuộc bầu cử mới. Với lựa chọn liên minh cầm quyền thiểu số, quốc hội liên bang Đức được phép bỏ phiếu tối đa ba lần. Bà Merkel sẽ tiếp tục là thủ tướng nhiệm kỳ 4 nếu giành được đa số phiếu. 

"Hôm nay, không có tiến triển, chỉ có thụt lùi", Christian Lindner, lãnh đạo FDP, trả lời báo giới. "Thà không cầm quyền còn hơn là cầm quyền tệ hại. Tạm biệt!".

Với diễn biến này, bà Merkel có thể thiết lập liên minh cầm quyền thiểu số với đảng Xanh hoặc tổ chức một cuộc bầu cử mới. Với lựa chọn liên minh cầm quyền thiểu số, quốc hội liên bang Đức được phép bỏ phiếu tối đa ba lần. Bà Merkel sẽ tiếp tục là thủ tướng nhiệm kỳ 4 nếu giành được đa số phiếu.

Tuy nhiên, bà Merkel không thích phương án rủi ro cao, nói bà muốn có một chính phủ ổn định.

Về lý thuyết, bà Merkel còn một lựa chọn là liên minh với đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đối tác của CDU trong 4 năm vừa qua, để giành thế đa số trong quốc hội. Tuy nhiên, sau thất bại "đáng xấu hổ" trong cuộc bầu cử hồi tháng 9, lãnh đạo SPD Martin Schulz nói SPD đã trở thành đảng đối lập và sẵn sàng cho một cuộc bầu cử mới.

Quyền lực của Thủ tướng Merkel bị yếu đi sau cuộc bầu cử hồi tháng 9. Khối bảo thủ của bà Merkel giành 32,5 % phiếu bầu, trở thành nhóm lớn nhất trong quốc hội. Nhiều cử tri bất bình với quyết định do bà đưa ra năm 2015, mở cửa biên giới Đức cho hơn một triệu người tị nạn.

Trước đó, trong cuộc bầu cử hồi tháng 9, bà Merkel tiếp tục được bầu làm Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ tư. Ngay tại thời điểm đó, các nhà phân tích đã dự đoán bà Merkel sẽ có một nhiệm kỳ khó khăn bởi việc đảng của bà chỉ giành được 32,5 % phiếu bầu. CDU/CSU cần liên minh để có thể tập hợp được số ghế tối thiểu để thành lập chính phủ mới.

Cuộc đàm phán thất bại, bà Merkel đã tỏ ra nuối tiếc nhưng cam kết sẽ đưa nền kinh tế Đức vượt qua giai đoạn khủng hoảng. 

Hằng Thanh (T/h)

Tin nổi bật