Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm vững thủ tục này một cách tuyệt đối.

(ĐSPL) - Việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm vững thủ tục này một cách tuyệt đối.

Thành phần hồ sơ

- Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (theo mẫu quy định tại Phụ lục II­10 Thông tư số 01/2013/TT­BKHĐT).

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác đối với trường hợp đăng ký bổ sung ngành nghề của chi nhánh mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề);

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;

- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

Thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trình tự thực hiện đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp:

Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và trả Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Lưu ý: Mẫu Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được quy định tại Phụ lục II­10 Thông tư số 01/2013/TT­BKHĐT.

Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi chi nhánh đã đăng ký, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi chi nhánh dự định chuyển đến và Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh.

Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi chi nhánh dự định chuyển đến nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh.

[mecloud]OwhXMMslII[/mecloud]

Các yêu cầu khác trong giải quyết thủ tục hành chính

Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận phải mang các giấy tờ sau:

- Phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

- Bản chính Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực).

- Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của Người ĐDPL cho người đến nhận kết quả.

- Bản chính Giấy CN Đăng ký hoạt động/ GCN đăng ký kinh doanh /GCN đăng ký doanh nghiệp;

- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký thuế (trường hợp doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu mới).

Căn cứ pháp lý

Luật:

- Luật Doanh nghiệp 2005;

- Luật Đầu tư năm 2005;

Văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương:

- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

- Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân; Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính Phủ về chuyển đổi doanh nghiệp 100\% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán

- Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100\% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;

- Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

- Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.

- Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

- Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

- Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH 10/4/2007 về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Công văn số 9025/BKH-PTDN ngày 06/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài và tổ chức tín dụng liên doanh;

- Các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan khác.

Luật gia Vũ Ngọc Bằng

Tin nổi bật