Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Khi Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, nhiều sự thay đổi trong các quy phạm pháp luật đã diễn ra, theo hướng có lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành

(ĐS&PL) Khi Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, nhiều sự thay đổi trong các quy phạm pháp luật đã diễn ra, theo hướng có lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành và phát triển. Yếu tố này giúp cho nhiều cá nhân, tổ chức có thêm các cơ hội thành lập doanh nghiệp cho riêng mình. Tuy nhiên, các chủ thể này cần được trang bị đầy đủ kiến thức, nắm được những thông tin cơ bản để không gặp khó khăn khi vận hành công ty của mình. Trong bài viết dưới đây, Công ty Việt Luật cung cấp đến cho khách hàng những thông tin cần thiết trước khi khách hàng thành lập công ty.

1. thành lập công ty là gì? Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp

Không có một khái niệm chính xác về thành lập công ty, tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đây là giai đoạn đầu tiên mà các tổ chức, cá nhân phải thực hiện để có thể bước vào kinh doanh hợp pháp. Thành lập công ty được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; công ty sau khi thành lập sẽ phải tuân thủ các điều kiện, quy định mà pháp luật yêu cầu.

Thành lập công ty mang đến nhiều lợi ích, có ý nghĩa lớn đến chính công ty và nền kinh tế đất nước. Cụ thể:

- Tạo nguồn thu, lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp:  Rõ ràng khi hướng tới thành lập một cơ sở kinh doanh, điều mà các cá nhân, tổ chức hướng đến là thu nguồn lợi kinh tế về phía mình. Mọi ngành nghề từ sản xuất hàng hoá, thương mại, hay cung ứng dịch vụ đều mang lại lợi nhuận, nhất là khi phục vụ cho một thị trường nhiều cơ hội như tại Việt Nam.

- Tạo nguồn thu về thuế lớn cho đất nước: Có thể thấy, tiền thuế từ các doanh nghiệp đóng cho nhà nước hằng năm đóng một tỷ trọng lớn trong hệ thống ngân sách. Vai trò của ngân sách là chi trả cho hoạt động công, vì mục đích chung của toàn xã hội. Do đó, nhà nước đang đưa ra những chính sách ưu đãi, thúc đẩy việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp, nhằm có thêm những khoản tiền này, hỗ trợ cho công cuộc phát triển trong tương lai.

- Phục vụ nhu cầu thị trường, đồng thời tạo sự cạnh tranh trên thị trường, kích thích nền kinh tế phát triển: Nhà nước không thể sản xuất và đáp ứng lượng hàng hoá đủ cho hàng chục triệu người dân Việt Nam. Do đó, rất cần thiết có sự tham gia vào thị trường của những doanh nghiệp, công ty tư nhân. Với sự góp mặt của những chủ thể này, không những giúp cho thị trường tránh rơi vào hoàn cảnh thiếu hụt, mà tự bản thân họ sẽ phát sinh những cạnh trong hoạt động, luôn vươn lên để chiếm được thị phần khách hàng. Đó sẽ là một động lực tốt cho nền kinh tế.

- Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động: các công ty luôn cần nhân công, lao động để cụ thế hoá những kế hoạch kinh doanh của mình. Yếu tố con người luôn là con dao hai lưỡi và là vấn đề nan giải của nhiều Chính phủ. Nếu không có chính sách lao động phù hợp, sức ép và gánh nặng tài chính sẽ khó thể giải quyết, trong khi đó nếu tạo được việc làm, có chính sách sử dụng con người vào nhiệm vụ cụ thể, quốc gia sẽ lớn mạnh. Chính vì điều này, hệ thống doanh nghiệp có vai trò quan trọng với vấn đề giải quyết việc làm của xã hội.

2. Những thông tin khách hàng cần lưu ý khi thành lập công ty

Công ty là một mô hình kinh doanh chuyên nghiệp, hoạt động trên cơ sở mức vốn và nhân lực lớn. Chính vì vậy, chủ sở hữu công ty cần tìm hiểu các thông tin cơ bản dưới đây:

- Loại hình công ty: Các loại hình công ty hiện nay pháp luật cho phép thành lập gồm có Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần. Các loại hình có những đặc điểm riêng, cơ cấu tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, nên khách hàng cần căn cứ trên cơ sở điều kiện, nhu cầu của minh để lựa chọn loại hình phù hợp nhất. Ví dụ: loại hình công ty cổ phần được coi là mô hình công ty hoàn thiện bậc nhất, có khả năng huy động vốn dưới nhiều hình thức, có thể gia tăng số thành viên không giới han,… Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này xuất phát từ chính việc có thể có nhiều thành viên,nên việc phân chia quyền và nghĩa vụ, cũng như quản lý gặp nhiều khó khăn; loại hình doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu đơn giản với một chủ sở hữu, được toàn quyền quyết định hoạt động, nhưng có một bất lợi là phải chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn với doanh nghiệp, không thể san sẻ công việc và chịu rủi ro cao….

- Tên công ty: Quy định của luật doanh nghiệp yêu cầu tên công ty phải có đủ các yếu tố về loại hình, ngành nghề kinh doanh, và tên riêng của công ty.

Ví dụ: Công ty Cổ phần may Việt Tiến

Tên mà công ty đăng ký thành lập không được trùng hoặc có thể gây nhầm lẫn với những tên công ty khác đã có được đăng ký trước đó. Việc làm trùng tên sẽ dẫn đến không thể đăng ký thành công. Quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo mọi doanh nghiệp là những cá thể riêng, độc lập, được xác định chính xác, đồng thời bảo vệ chính những doanh nghiệp không bị mạo danh và khách hàng bị lừa dối.

- Trụ sở công ty: trụ sở là một thông tin được đăng ký trong giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp. Với một số ngành nghề đặc thù, yêu cầu về trụ sở được quy định chặt chẽ, nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh. Theo Luật nhà ở, yêu cầu tối thiểu cho trụ sở công ty là không đặt tại các nhà chung cư hoặc tập thể. Khách hàng có thể lựa chọn các mặt bằng là nhà đất hoặc các khu công nghiệp cho việc làm trụ sở của mình.

- Ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi hoạt động ngành nghề, tạo ra lợi nhuận. Các công ty ngày nay có nhiều lựa chọn để kinh doanh, và mọi ngành đều có tiềm năng phát triển nếu có sự đầu tư xứng đáng về tài chính, con người,… Pháp luật cho phép các chủ thể được tự do đăng ký, trừ những nghề bị nghiêm cấm như kinh doanh chất ma tuý, mại dâm,…

- Vốn điều lệ: Căn cứ theo ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp có thể phải đáp ứng một số vốn điều lệ tối thiểu, như kinh doanh dịch vụ bảo vệ (vốn pháp định: 2 tỷ đồng), dịch vụ đòi nợ (vốn pháp định: 2 tỷ đồng),… Ngoài ra, vốn pháp định cũng ảnh hưởng đến việc nộp thuế môn bài hằng năm, nên doanh nghiệp cần đăng ký số vốn phù hợp.

3. Thủ tục thành lập công ty

Những thủ tục hành chính doanh nghiệp ngày này đã được tinh gọn so với trước đây, nên chủ sở hữu có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho các đơn vị dịch vụ pháp lý để hỗ trợ thực hiện. Nếu khách hàng đang tìm kiếm một đơn vị uy tín để thục hiện thủ tục trên, hãy liên hệ với công ty Việt Luật để được  hỗ trợ tư vấn.

Để phục vụ cho việc thành lập, khách hàng cần cung cấp một trong các giấy tờ nhân thân gồm: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Các luật sư sẽ tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu thông tin, mong muốn của khách hàng và có những tư vấn, giải đáp phù hợp. Cũng đồng thời trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp, Việt Luật sẽ soạn hồ sơ thành lập công ty, với những giấy tờ:

- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp

- Dự thảo điều lệ công ty

- Danh sách thành viên công ty (với công ty từ hai thành viên trở lên)

- Bản sao chứng thực giấy tờ nhân thân của chủ sở hữu

- Giấy uỷ quyền đăng ký thành lập cho Công ty Việt Luật

- Các giấy tờ khác

Hồ sơ được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 3 ngày làm việc. Luật sư sẽ theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ, thông tin đến khách hàng về tình trạng hồ sơ, và nhận kết quả ngay khi có thông báo hợp lệ.

Với gói dịch vụ cơ bản, công ty sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho quý khách, sẽ cung cấp con dấu và công bố con dấu trực tuyến đến cơ quan quản lý nhà nước. Việc lập bố cáo thành lập cũng được thực hiện để hoàn thiện quá trình thành lập.

Phí dịch vụ của công ty chỉ từ 980.000 đồng.

Trên đây là một số thông tin khách hàng nên lưu ý khi thành lập công ty. Khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ hotline tư vấn 24/7: 0965.999.345 – 0968293366

Link bài viết: https://tuvanvietluat.com/giay-phep/dich-vu-thanh-lap-cong-ty

H. Lan

Tin nổi bật