Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tục chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhưng có bản chất khác biệt.

(ĐSPL) - Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhưng có bản chất khác biệt. 

Hỏi: Công ty tôi có trụ sở chính tại Hà Nội và đang có kế hoạch thành lập một văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty tôi dự định sau một thời gian tìm hiểu thị trường phía nam, công ty sẽ chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh. Tôi không rõ thủ tục chuyển đổi đó có phức tạp không, mong được luật sư tư vấn.


Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật Vũ Thị Hạnh – Công ty Luật TNHH Inteco đưa ra ý kiến như sau:

Qua thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng công ty bạn có dự định sẽ chuyển đổi một văn phòng đại diện của công ty thành chi nhánh của công ty. Bạn không rõ thủ tục chuyển đổi đó như thế nào và mong muốn nhận được ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 Khoản 2, khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”.

Như vậy, chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhưng có bản chất khác biệt. Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành chỉ có quy định về:

(i) thành lập, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp;

(ii) đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

(iii) tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện.

(iv) chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với việc chuyển đổi, chỉ có quy định về việc chuyển đổi giữa các loại hình Công ty với nhau mà không có quy định về việc chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh và ngược lại. Vì vậy, không có cơ sở để công ty bạn thực hiện việc chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh của công ty.

Nếu công ty bạn vẫn muốn thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và sau đó mới thành lập chi nhánh để thay thế văn phòng đại diện thì khi muốn thay đổi loại đơn vị phụ thuộc, công ty bạn có thể thực hiện lần lượt hoặc song song hai thủ tục sau:

(i) Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

(ii) Thành lập chi nhánh của công ty.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

HUY LÂM
Nguồn: Người đưa tin
[mecloud]FIQc4Wj3SX[/mecloud]

Tin nổi bật