Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty mới như thế nào?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Người lao động làm việc tại công ty mới theo đó việc đóng bảo hiểm xã hội cũng thay đổi theo. Dưới đây là thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội khi làm việc tại công ty mới

Ai được chuyển bảo hiểm xã hội khi làm việc tại công ty mới?

Người lao động sau khi nghỉ việc tại công ty cũ và chuyển đến làm việc tại công ty mới để được tiếp tục đóng BHXH, cần đáp ứng đủ điều kiện về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định gồm:

1 - Người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

2 - Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

3 - Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức;

4 - Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Như vậy, không phải người lao động nào sau khi nghỉ việc chuyển công ty mới cũng sẽ được tiếp tục đóng BHXH bắt buộc mà cần đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian và loại hợp đồng lao động được giao kết.

Để biết được quá trình đóng BHXH của mình, người lao động có thể theo dõi qua ứng dụng VSS ID trên điện thoại thông minh.

Các bước chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty mới

Theo quy định, để chuyển BHXH sang công ty mới, người lao động cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Đề nghị công ty cũ báo giảm bảo hiểm xã hội và xác nhận thời gian tham gia BHXH của bạn.

- Bước 2: Chuyển đóng BHXH sang công ty mới bằng cách cung cấp mã số bảo hiểm xã hội cho công ty mới và đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan BHXH nơi chuyển đến.

Như vậy, người lao động khi chuyển sang công ty mới sẽ đồng thời phải thực hiện chuyển bảo hiểm xã hội tham gia tại công ty mới để đảm bảo lợi ích.

Thời điểm tiếp tục đóng BHXH sau khi chuyển BHXH là khi nào?

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động ký hợp đồng chính thức thì tháng làm việc chính thức đầu tiên là thời điểm người lao động được đóng BHXH bắt buộc.

Lưu ý: Thời gian làm việc ở tháng đầu tiên sau khi ký hợp đồng chính thức ở công ty mới phải đảm bảo thời gian nghỉ việc không nhận lương không quá 14 ngày làm việc.

Bên cạnh đó, công ty mới phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực (theo Quy định tại Điều 43, Luật Việc Làm 2013).

Tin nổi bật