Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thông tin mới nhất: Muốn đạt chức danh Giáo sư; Phó Giáo sư cần có tiêu chuẩn nào?

(DS&PL) -

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn bổ nhiệm miễn nhiệm giáo sư, phó giáo sư mới nhất vừa được đưa vào dự thảo lấy ý kiến.

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn bổ nhiệm miễn nhiệm giáo sư, phó giáo sư mới nhất vừa được đưa vào dự thảo lấy ý kiến.

Ứng viên GS; PGS phải có IELTS với điểm tối thiểu là 5.5

Theo đó, ứng viên thực hiện xét tại cơ sở giáo dục đại học theo kế hoạch hàng năm, căn cứ nhu cầu xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Hội đồng Giáo sư cơ sở có từ 9 (chín) đến 15 (mười lăm) thành viên. Để có đủ số lượng thành viên, Hiệu trưởng có thể mời giáo sư, phó giáo sư ở trong và ngoài nước tham gia hoặc có thể liên kết với cơ sở giáo dục đại học khác để thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Chủ tịch Hội đồng Giáo sư cơ sở chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và báo cáo kết quả xét lên Hiệu trưởng. Hiệu trưởng đề nghị Hội đồng Giáo sư nhà nước xét và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho ứng viên.

Hồ sơ điện tử của ứng viên phải công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học (nơi nhận hồ sơ của ứng viên) và trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.

Hội đồng giáo sư ngành và liên ngành sẽ được "tích hợp", trở thành cơ quan giúp việc cho Hội đồng giáo sư nhà nước. Đây là một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo.

Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư

Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.

Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên.

Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 1/2 (một phần hai) thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp.

Hiệu trưởng nhận xét, đánh giá về các nhiệm vụ giao cho giảng viên, trong đó ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, mức độ hoàn thành khối lượng giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn, đồ án hoặc khóa luận, nhận xét về kết quả đào tạo của giảng viên.

Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn.

Ứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây được xác định là thành thạo ngoại ngữ:

Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;

Đã tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài và được cấp bằng cử nhân ngôn ngữ nước ngoài;

Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL IBT với điểm tối thiểu là 65 hoặc IELTS với điểm tối thiểu là 5.5 có thời hạn không quá 02 (hai) năm tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ; Đang giảng dạy một môn chuyên môn bằng ngoại ngữ.

Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Quyết định này đối với chức danh giáo sư và khoản 9 Điều 8 Quyết định nàyđối với chức danh phó giáo sư.

Năm 20017 có 1.537 ứng viên GS và PGS

Trong hai ngày 31/01/2018 và 01/02/2018, tại Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) nhiệm kỳ 2014-2019 đã tiến hành Kỳ họp lần thứ VII. Tham dự Kỳ họp có đầy đủ 31 thành viên HĐCDGSNN.

HĐCDGSNN đã xem xét, thảo luận, bỏ phiếu tín nhiệm các ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đợt năm 2017.

Năm 2017, tổng số ứng viên nộp hồ sơ là 1.537, trong đó có 151 ứng viên GS và 1.386 ứng viên PGS. Tổng số ứng viên năm nay có tăng là do ngày hết hạn nộp hồ sơ muộn hơn gần 6 tháng so với năm 2016 (năm nay là 05/11, năm 2016 là 25/5); mặt khác, có thể các ứng viên mong muốn được xét theo quy định hiện hành trước khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn chức danh; nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành.

Số ứng viên đạt kết quả tại 110 HĐCDGSCS là 1.418 người (92,26%), trong đó ứng viên GS là 125 người (82,78%), ứng viên PGS là 1.293 người (93,29%).

Số ứng viên đạt kết quả tại 28 HĐCDGSN là 1.235 người (85,70%), trong đó ứng viên GS là 89 người (71,20%), ứng viên PGS là 1.146 người (88,69%).

Số ứng viên đạt kết quả tại HĐCDGSNN là 1.226 người (91,17%), trong đó ứng viên GS là 85 người (95,50%), ứng viên PGS là 1.141 người (99,56%).

Qua ba cấp HĐCDGSCS, HĐCDGSN, HĐCDGSNN, tổng số ứng viên đạt là 1.226 trên 1.537 (79,76%), trong đó ứng viên GS là 85 trên 151 (56,29%), ứng viên PGS là 1.141 trên 1.386 (82,32%). Năm 2016, tổng số ứng viên đạt là 712, GS là 72 và PGS là 640. Như vậy, so với năm 2016 thì năm 2017 tổng số GS, PGS tăng 1,7 lần (1.226 trên 712).

Ứng viên trẻ nhất đã đạt tiêu chuẩn chức danh GS năm 2017 là Phạm Hoàng Hiệp (Viện Toán học, Viện HLKH & CN VN), 35 tuổi (sinh 01/03/1982), ngành Toán học, đã được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2015. Kỷ lục GS trẻ nhất VN cho đến hết năm 2016 là 37 tuổi.

Ứng viên trẻ nhất đã đạt tiêu chuẩn chức danh PGS năm 2017 là Đỗ Đức Thuận (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), 32 tuổi (sinh 28/9/1985), ngành Toán học. Kỷ lục PGS trẻ nhất VN cho đến hết năm 2016 là 28 tuổi.

Nam Anh (T/h)

Tin nổi bật