Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thối thịt, hoại tử vết thương do đắp thuốc lá, người dân vẫn tin lang vườn

(DS&PL) -

Các bác sĩ cho biết họ phải tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp bị nhiễm trùng, hoại tử vết thương do nghe thầy lang đắp thuốc lá trị bỏng.

Các bác sĩ cho biết họ phải tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp bị nhiễm trùng, hoại tử vết thương do nghe thầy lang đắp thuốc lá trị bỏng.

Vết bỏng nhiễm trùng hoại tử vì chữa thuốc Nam

Bệnh nhân Nguyễn Văn T, 34 tuổi ở TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang bị bỏng khi đang sử dụng bếp ga công nghiệp. Thay vì đến BV, anh T, đã đi tìm “bà lang” để lấy lá thuốc về đắp. Càng đắp thì vết bỏng càng trở nên đau rát, sưng to.

Đến ngày 15/9, gia đình đưa đến BVĐK tỉnh Tuyên Quang thì cẳng chân 2 bên đã sưng tấy, phỏng nước, có phần trợt da, có phần hoạt tử đen kèm theo chảy mủ hôi…

Bệnh nhân được chẩn đoán bỏng độ 2, 3 (diện tích khoảng 16%), một số vị trí bỏng độ 4 (diện tích 3%). Ngay sau đó, bệnh nhân đã được các bác sỹ, điều dưỡng khoa Chấn thương chỉnh hình làm sạch dịch mủ và vệ sinh sạch sẽ tại vị trí bỏng; đồng thời điều trị toàn thân, truyền kháng sinh, truyền dịch, dùng thuốc giảm đau, thay băng và theo dõi đánh giá tổn thương bỏng hàng ngày.

Một ca bệnh bị viêm loét sau khi đắp lá thuốc chữa bỏng tại BV ĐK tỉnh Tuyên Quang - Ảnh: Pháp luật xã hội.

Trước đó, liên tiếp trong 2 ngày 16 và 17/9, BVĐK tỉnh Tuyên Quang cũng tiếp nhận 2 cháu bé ở huyện Yên Sơn bị bỏng nước sôi và được gia đình đi lấy thuốc Nam đắp vào vết thương. Đến khi thấy vị trí bỏng sưng, tấy đỏ, gia đình mới đưa trẻ đến BV để khám bệnh thì vết thương đã trầy da, viêm nhiễm.

Bác sỹ chuyên khoa 2 Ngọc Đại Cương, Phó GĐ BV, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐK tỉnh Tuyên Quang cho biết: Đã có nhiều trường hợp nhập viện điều trị trong tình trạng nhiễm trùng vết bỏng do đắp thuốc Nam không rõ nguồn gốc, bị hoại tử sâu, phải ghép da rất phức tạp, thời gian điều trị kéo dài và tốn rất nhiều chi phí.

Niềm tin vào thầy lang chữa bệnh

Chưa có số liệu thống kê cụ thể những ca bệnh nặng do bỏ điều trị thầy thuốc nghe theo thầy lang nhưng những trường hợp này không ngừng tăng lên mỗi ngày, để lại nhiều hậu quả khôn lường. Hằng năm, ngành y tế ra sức tuyên truyền cách phòng, chống bệnh tật nhưng khi bị gãy xương, bỏng, chó hay rắn cắn, thậm chí là ung thư... người dân thay vì đến cơ sở y tế điều trị lại tìm đến thầy lang.

Một bệnh nhân biến chứng nguy kịch do đắp lá chữa bỏng toàn thân.

Chính sự phát triển của mạng xã hội cùng sự thiếu hiểu biết của người dân khiến việc điều trị bệnh càng trở nên khó khăn. Một thực tế không thể phủ nhận là có những bài thuốc dân gian rất hay và hiệu quả. Tuy nhiên, một bài thuốc dùng cho bệnh nhân phải trải qua nhiều bước kiểm nghiệm nghiêm ngặt, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Thế nhưng, nhiều người bệnh vẫn bám víu vào những lời khuyên, tự chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian truyền tai nhau. Vì lợi nhuận, nhiều thầy lang quảng cáo các phương thuốc bí truyền chữa bách bệnh từ rắn cắn, bệnh dại đến ung thư xơ gan...

Đa phần những quảng cáo này đều chỉ là lừa bịp, câu khách. Người bệnh mù quáng nghe theo để rồi gánh hậu quả khi tự tìm đến những cơ sở chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc đông y không có giấy phép hành nghề.

Có điều lạ là bệnh viện đã chữa khỏi bao nhiêu người bệnh thì người ta coi đó là đương nhiên, nhưng nếu có ai đó nhờ thầy lang hết bệnh thì một đồn 10, 10 đồn 100 khiến ông thầy nhanh chóng thành "thần y" trong mắt nhiều người.

Sự lan truyền này có thể ban đầu do cố ý nhưng cũng không loại trừ khả năng do người dân tự phát truyền tai nhau. Từ việc tin vào thần y, không ít người dân còn tin lời thầy cúng, thậm chí nhiều người vì mê muội đã gây ra cái chết oan uổng cho người khác.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật