Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thói quen nhiều người hay gặp khi ngủ ngỡ bình thường hóa là bệnh không tưởng

  • Nguyễn Lâm
(DS&PL) -

Mắc cúm sau đó bất ngờ ngủ ngáy, cả nhà không ngờ đó là bệnh không ai ngờ tới.

Những ngày gần đây, gia đình chị N.K.O (Nam Từ Liêm, Hà Nội) rơi vào mệt mỏi sau nhiều ngày mắc cúm. Chị O chia sẻ, vào đầu tuần trước chị cùng chồng và con mắc cúm B khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Một vài hôm sau, chồng và con chị bất ngờ ngủ ngáy. Tiếng ngáy khá to của cả hai khiến chị mất ngủ.

Ban đầu vì nghĩ chắc do ngạt mũi khó thở nên chồng con chị mới bị vậy nhưng vài hôm vẫn không hết khiến chị lo lắng và đưa chồng con đi khám bác sĩ. Kết quả cho biết, hai người ngủ ngáy là do...viêm amindan.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, Giám đốc bệnh viện An Việt cho biết, ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu - họng làm rung niêm mạc tại chỗ và những mô xung quanh.

Ngáy ngủ không phải là khoẻ mà là có nhiều bệnh gây phiền toái tới sức khoẻ. Những người ngủ ngáy thường có dấu hiệu mệt mỏi khi ngủ dậy, thay đổi tính tình, dễ nổi cáu, dễ bị kích thích, trầm uất, buồn ngủ quá mức, đau đầu vào buổi sáng, rối loạn sự tập trung và trí nhớ, giảm hoạt động tâm lý - vận động. Trẻ em thì tăng hoạt động, chậm nhận thức, chậm hiểu, tăng huyết áp động mạch.

Ngủ ngáy tưởng chừng đơn giản nhưng hóa có bệnh đằng sau. Ảnh minh họa

Trường hợp của chồng con chị O cũng là tình trạng của không ít người gặp phải thời gian qua khi rất nhiều người bị ốm, cúm hay các bệnh lý tai mũi họng dẫn tới viêm amidan.

PGS. Hoài An cho biết, amidan là hệ thống lympho nằm ở ngã tư hầu họng, có vai trò như hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân môi trường có hại. Amidan gồm nhiều loại, phổ biến nhất là amidan khẩu cái (loại amidan có thể quan sát bằng mắt thường) và amidan vòm (còn gọi là VA, chỉ quan sát được qua nội soi mũi).

Một số ít người trưởng thành có viêm VA, đa phần các trường hợp này khối VA viêm nhiều năm, bề mặt sần sùi, dễ nhầm lẫn với các khối u vùng vòm họng, nhất là khối u ác tính, cần phải loại bỏ bằng cách nạo và giải phẫu bệnh.

Khi bị viêm amidan sưng quá to, có khi gần chạm nhau sẽ khiến xuất hiện tình trạng ngủ ngáy dù bình thường không bị điều này. Việc có nên cắt amidan vì ngủ ngáy hay không thì tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân sau khi thăm khám”, BS An cho hay.

Vị chuyên gia cho biết thêm, thông thường sau khi điều trị khỏi bệnh nhân cũng sẽ hết tình trạng ngủ ngáy. Không phải lúc nào cũng cắt amidan và để điều trị đúng cần theo chỉ định của bác sĩ, nhiều người tự ý mua thuốc khiến tình trạng này kéo dài vì các bệnh lý đường hô hấp trên có triệu chứng giống nhau rất dễ nhầm lẫn.

Về việc cắt amidan, những trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cắt amidan là những bệnh nhân thường xuyên bị viêm amidan, tái đi tái lại nhiều lần trong một năm hoặc gặp phải những bệnh lý nặng do viêm amidan gây ra.

Những bệnh nhân bị viêm amidan dẫn tới các biến chứng như viêm tai, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp hay bị ngưng thở khi ngủ cần phải cắt amidan. Tuy không phải phẫu thuật nguy hiểm nhưng cắt amidan cần thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín.

Chuyên gia chỉ giải pháp cho người bất ngờ ngủ ngáy. Ảnh: BSCC

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau phẫu thuật cắt amidan và nạo Amidam cần ăn cháo và uống sữa nguội trong một tuần đầu, tránh thức ăn cay, nóng và cứng, vì có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

Người bệnh viêm họng, viêm amidan kéo dài nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được bác sĩ nội soi kiểm tra và điều trị triệt để.

Tin nổi bật