Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập Đại sứ Thụy Sĩ vì cuộc biểu tình phản đối ông Erdogan

(DS&PL) -

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập Đại sứ Thụy Sĩ vì một cuộc biểu tình diễn ra tại Bern nhằm phản đối Tổng thống Tayyip Erdogan.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập Đại sứ Thụy Sĩ vì một cuộc biểu tình diễn ra tại Bern nhằm phản đối Tổng thống Tayyip Erdogan.

Đại sứ Walter Haffner được thông báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn các cơ quan Thụy Sĩ ngăn chặn những "sự cố tương tự" trong tương lai.

"Chúng tôi phản đối cuộc biểu tình vì nó thúc đẩy bạo lực và khủng bố. Chúng tôi cũng yêu cầu Thụy Sỹ áp dụng những hành động pháp lý ngay lập tức để chống lại hành vi phạm tội này", Hurriyet dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Cuộc biểu tình được tổ chức vào ngày 25/3 ở trung tâm Bern, đã có sự tham dự của khoảng 3.000-3.500 người, báo cáo của giới truyền thông Thụy Sĩ cho hay. Những người phản đối đi qua trung tâm thành phố và sau đó tổ chức một cuộc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội Liên bang.

Họ hô vang các khẩu hiệu chống lại ông Erdogan và giơ cao nhiều tấm áp phích với nội dung: "Vì Dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ". Đoàn người biểu tình cũng bày tỏ sự phản đối của họ đối với những thay đổi hiến pháp mà ông Erdogan ủng hộ.

Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Thụy Sĩ dẹp các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống Erdogan. Ảnh: RT

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng cuộc biểu tình do các thành viên của đảng Lao động Kurdistan (PKK) và Đảng giải phóng nhân dân/Mặt trận Nhân dân Cách mạng (DHKP-C) tổ chức. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã coi PKK là khủng bố.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Thụy Sĩ đưa tin rằng cuộc biểu tình được tổ chức và hỗ trợ bởi hơn 30 nhóm khác nhau. Những tổ chức nổi bật là Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Sĩ và Đảng Xanh, cũng như một số nhóm người Kurd.

Trong một bài diễn thuyết tại Istanbul hôm 26/3, Tổng thống Erdogan nói: "Thụy Sĩ đã tiến thêm một bước. Đảng cánh tả của họ và những kẻ khủng bố ... đã đến với nhau và thực hiện một cuộc diễu hành. Họ treo hình của tôi bằng một khẩu súng vào đầu tôi. Quốc hội Thụy Sĩ vẫn im lặng khi đối mặt với tình trạng này".

Cuộc trưng cầu dân ý ​​của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến diễn ra vào tháng 4 sẽ đề xuất sửa đổi hiến pháp để ông Erdogan trở thành người đứng đầu nhà nước duy nhất. Nếu được thông qua, ông sẽ có quyền quyết định các Bộ trưởng nội các của mình, ban hành luật, bầu cử, và tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý và các nỗ lực đặc biệt của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kêu gọi sửa đổi hiến pháp làm xấu đi mối quan hệ với một số nước châu Âu.

(Theo RT)

Tin nổi bật