Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thịt gà Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Nhật Bản, EU trong năm 2017

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Sau nhiều nỗ lực sản xuất theo tiêu chuẩn của các thị trường khó tính, thịt gà Việt Nam sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản, EU trong năm nay.

(ĐSPL) – Sau nhiều nỗ lực sản xuất theo tiêu chuẩn của các thị trường khó tính, thịt gà Việt Nam sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản, EU trong năm nay.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng cục chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, năm 2016, tỉnh Đồng Nai đã đề xuất chương trình sản xuất an toàn sinh học để xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản.

Chia sẻ với Vov.vn, ông Vân cho biết: "Nhiều DN đang tiếp tục xúc tiến tại Nhật Bản. Nếu thỏa thuận được, đối tác Nhật Bản sẽ cử người sang tận nơi kiểm tra, ký cam kết với các DN xuất khẩu tại Việt Nam”.

Ngoài Đồng Nai, tỉnh Bình Phước cũng đang tổ chức, tiếp cận xúc tiến thương mại, tập trung vào thị trường Nhật Bản, EU và một số nước châu Á.


Theo nhận định của ông Vân, để xuất khẩu sang các thị trường khó tính này, Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo vùng nuôi của họ. Các nước nhập khẩu sẽ cử đoàn sang thị sát tại VN, đặc biệt là vùng chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, dịch bệnh, có truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra còn hàng loạt tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật khác của từng nước chúng ta đáp ứng được mới có thể xuất khẩu.

Được biết, Việt Nam hiện có một số gen gà bản địa được các nước đánh giá cao, hoàn toàn có thể được ưa chuộng. “Tuy nhiên, trước sức ép của sản xuất, chúng ta phải xuất khẩu mới phát triển bền vững được”, Cục trưởng cục chăn nuôi nói.

Bên cạnh đó, theo thông tin được Vtv.vn đăng tải, các tổ chức cá nhân hoặc doanh nghiệp dùng Cysteamine trong chăn nuôi sẽ chính thức bị xử phạt nặng từ tháng 1/2017.

Chất Cysteamine là một loại tiền hormone có tác dụng kích thích sinh trưởng và tạo nạc đối với vật nuôi.

Dự kiến trong tuần tới, Bộ NN&PTNT sẽ ký ban hành Thông tư cấm sử dụng loại hóa chất này nhằm đưa Cysteamine vào danh mục cấm cùng các chất vàng ô và Salbutamol.

Các tổ chức cá nhân hoặc các doanh nghiệp vi phạm có thể bị xử phạt rất nặng theo luật, thậm chí là Luật hình sự.

Tổng hợp

Tin nổi bật