Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thị trường bất động sản khó khăn, nhiều doanh nghiệp địa ốc gửi tiền khủng vào ngân hàng

  • MATHOA
(DS&PL) -

Khó khăn vẫn bao trùm thị trường bất động sản mặc dù liên tục được tháo gỡ. Trong tình cảnh đó, nhiều doanh nghiệp địa ốc có hàng nghìn tỷ đồng tiền nhàn rỗi, đã mang đi gửi ngân hàng để hưởng lãi suất. Bên cạnh đó, cũng có những công ty bất động sản có lượng tiền gửi ít ỏi hơn nhiều.

Theo nguyên tắc kế toán, tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn gốc không quá 3 tháng, tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Mặc dù lượng tiền và tiền gửi ngân hàng của các doanh nghiệp bất động sản tại ngày 30/9 đã giảm so với đầu năm nhưng khoản lãi tiền gửi ngắn hạn 1-3 tháng hoặc 3-12 tháng với lãi suất lần lượt khoảng  3-6%/năm hoặc 6-9%/năm là không hề nhỏ.

Doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất thị trường bất động sản chính là Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Theo đó, ghi nhận tại ngày 30/9, lượng tiền nhàn rỗi (gồm tiền mặt; các khoản tương đương tiền: tiền gửi và đầu tư ngắn hạn) của doanh nghiệp này là 7.549 tỷ đồng, giảm 56% so với đầu năm. Trong đó, riêng tiền gửi ngân hàng là 4.154 tỷ đồng.

Công ty CP Vinhomes là doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất thị trường bất động sản

Riêng quý III, Vinhomes thu về gần 1.777 tỷ đồng từ lãi tiền gửi, đặt cọc và cho vay, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Con số này đóng góp vào lợi nhuận sau thuế 10.723 tỷ đồng quý này.

Doanh nghiệp bất động sản đứng thứ 2 là Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL). Doanh nghiệp này đã có lãi trở lại sau 2 quý đầu năm thua lỗ. Tại thời điểm 30/9, tiền và các khoản tương đương tiền của Novaland là 3.435 tỷ đồng, giảm 60% so với cuối năm ngoái. Đối với các khoản tương đương tiền, Novaland ghi nhận 2.162 tỷ đồng cuối quý III, giảm 61,4% so với cuối năm 2022. Theo NVL, các khoản tương đương tiền là khoản gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc từ 1 - 3 tháng và hưởng lãi suất từ 2,5 - 6%/năm.

Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG), cuối quý 3 ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền đạt 2.677 tỷ đồng, tăng 15,3% so với ngày 30/6. Trong đó, NLG ghi nhận tiền là 929 tỷ đồng, còn các khoản tương đương tiền là 1.749 tỷ đồng. Các khoản tương đương tiền thể hiện các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng với lãi suất dao động từ 4,1 - 6%/năm.

Tại thời điểm 30/9, Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) ghi nhận 644 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng gần 42% so với cuối quý II. Trong đó, các khoản tương đương tiền gần 243 tỷ đồng, được gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng tại các ngân hàng và hưởng lãi suất từ 3 - 6%/năm. Còn lại 401 tỷ đồng là tiền mặt.

Ngoài những doanh nghiệp có lượng tiền khủng mang gửi ngân hàng thì cũng có một số doanh nghiệp ghi nhận số tiền ít ỏi hơn.

Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền trong quý III chỉ gần 53 tỷ đồng, giảm tới 80% so với cuối năm ngoái. Đáng chú ý, gần 53 tỷ đồng của Phát Đạt đều là tiền, không có các khoản tương đương tiền.

Tiền và các khoản tương đương tiền trong quý III của Bất động sản Phát Đạt chỉ gần 53 tỷ đồng

Hay Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) tại ngày 30/9 còn khoảng 30 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, giảm khoảng 60% so với đầu năm. Cả Phát Đạt và Quốc Cường Gia Lai đều có tiền chiếm chưa tới 0,4% tài sản ngắn hạn.



Tin nổi bật