Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thi tốt nghiệp: 11 thí sinh bị đình chỉ do vi phạm quy chế

(DS&PL) -

Sau 2,5 ngày thi tốt nghiệp THPT, cả nước có 11 thí sinh vi phạm quy chế do mang điện thoại vào phòng thi. Không có giám thị nào bị đình chỉ công tác coi thi.

Sau 2,5 ngày thi tốt nghiệp THPT, cả nước có 11 thí sinh vi phạm quy chế do mang điện thoại vào phòng thi. Không có giám thị nào bị đình chỉ công tác coi thi.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, cả nước có  hơn 900.000 học sinh đăng kí dự thi, trong đó hệ trung học phổ thông có hơn 800.000 thí sinh; hệ giáo dục thường xuyên có hơn 80.000 thí sinh.

Sau 2,5 ngày thi, cả nước có 11 thí sinh vi phạm quy chế do mang điện thoại vào phòng thi (10 học sinh hệ giáo thường xuyên và 1 hệ trung học phổ thông). Trong đó, môn Ngữ văn 4; Lịch sử 1; Toán 4; Hóa học 1; Địa lý 1.

Trong buổi họp báo chiều 4/6, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp năm nay là điều chỉnh môn thi, hình thức thi: giảm số môn thi xuống còn 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn thi: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn, đề thi môn Ngoại ngữ có thêm phần thi viết.

Xét công nhận tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp theo hình thức kết hợp sử dụng kết quả thi 4 môn thi với kết quả học tập tất cả các môn của lớp 12 theo trọng số 50\% + 50\%; điều chỉnh quy định điểm liệt 1,0 thay vì 0 điểm như trước đây.

Bộ đã thành lập 13 đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi tại 20 địa phương, thành lập 5 đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo tốt nghiệp THPT Trung ương kiểm tra đột xuất, không báo trước trong ngày thi. Các đoàn thanh tra đã phát hiện và khắc phục những khó khăn vướng mắc ở các hội đồng thi.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp năm 2014

Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, trong số 8 môn thi tốt nghiệp, tỉ lệ thí sinh đến dự thi đều đạt gần 100\%. Đề thi được thực hiện theo hướng đánh giá năng lực của học sinh, tăng cường các câu hỏi mở yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức tổng hợp và hiểu biết xã hội để giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tế.

Đề thi được đánh giá có tác động tích cực đến quá trình dạy học, từng bước khắc phục tình trạng học tủ, mang tài liệu vào phòng thi, sử dụng các khuôn mẫu có sẵn.

Tuy nhiên, trong kỳ thi vẫn còn bất cập khi một số cán bộ, giáo viên chưa thuần thục trong việc thực hiện nhiệm vụ coi thi hoặc có biểu hiện thiếu sâu sát trong khi làm nhiệm vụ. Tại một số hội đồng coi thi, việc phân công nhiệm vụ cán bộ coi thi, bố trí phòng thi đối với các môn có ít thí sinh dự thi chưa thật sự khoa học đã được góp ý và điều chỉnh.

Theo nhận xét của nhiều thí sinh, trong ngày thi đầu tiên (2/6), đề thi Văn đã bám sát thời sự với nội dung hướng về Biển Đông. Nội dung này tạo được sự thích thú cho nhiều học sinh. Môn Lịch sử tiếp tục có câu hỏi liên quan đến Biển Đông. Theo nhận định của thí sinh, đề thi Sử dễ, học sinh dễ dàng đạt điểm trung bình trở lên. Đề thi môn Vật lý được nhiều thí sinh đánh giá là khó hơn những năm trước, bài tập ở phần điện khiến học sinh lúng túng. Với dạng đề thi như vậy, thí sinh cho rằng sẽ khó đạt kết quả cao.

Trong ngày thi thứ hai (3/6), đa số thí sinh cũng cho rằng, đề thi môn Toán dễ, nội dung không đánh đố. Nhiều em hoàn thiện bài làm trước thời gian quy định. Học sinh có học lực trung bình cũng dễ dàng đạt điểm 7, 8. Môn Hóa học vừa sức với thí sinh. Trong đề thi, có 80\% là câu hỏi dạng lý thuyết nên rất dễ lấy điểm cao. Học sinh học lực khá có thể đạt điểm 8, 9. Cùng với đề thi môn Văn, Sử, đề thi môn Địa lý tiếp tục có câu hỏi liên quan đến chủ quyền biển đảo. Nội dung này đã tạo được sự thích thú cho học sinh trong quá trình làm bài.

Ngày thi thứ ba (4/6), đề thi môn Ngoại ngữ và Sinh học được thí sinh cho là “dễ thở”, thí sinh hoàn thiện bài làm của mình trước thời gian quy định. Ở cả hai môn, thí sinh học lực trung bình dễ dàng đạt điểm 6, 7.

Trưa ngày 4/6, Sở Giáo dục & Đào tạo TP HCM đã tổ chức họp báo tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở cho biết, 3 ngày thi vừa qua đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có thí sinh hay giám thị nào vi phạm quy chế hay bị xử lý. Công tác coi thi và in sao đề cũng không xảy ra sai sót. Số lượng thí sinh dự thi trong buổi thi cuối cùng không có nhiều biến động.

Cũng theo thông báo từ Sở Giáo dục & Đào tạo TP HCM, đến ngày 15/6 sẽ chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2014.

Từ ngày 15 - 21/6, thí sinh có thể nộp đơn xin chấm phúc khảo tại các trường THPT đã theo học năm lớp 12. Theo quy định của UBND TP.HCM, năm nay các thí sinh có thể xin phúc khảo không hạn chế số môn và không phải đóng bất cứ một khoản lệ phí nào. Mẫu đơn, thí sinh có thể tải từ website của Sở Giáo dục & Đào tạo hoặc lấy tại trường THPT.

Về việc công nhận điểm chấm phúc khảo, ở môn Văn, nếu phúc khảo điểm tăng hoặc giảm từ 1 điểm thì mới công nhận điểm phúc khảo. Các môn khác và môn trắc nghiệm thì sẽ chênh lệch từ 0,5 điểm. Dự kiến, ngày 27/6 sẽ công bố điểm chấm phúc khảo.

Đối với các thí sinh bị ốm, tai nạn sẽ được đặc cách trong trường hợp học lực và hạnh kiểm lớp 12 đạt loại khá trở lên. Trường hợp thí sinh gặp tai nạn sau khi đã thi được 1 môn, không thể dự thi tiếp thì điều kiện đặc cách là có xếp loại học lực trung bình, hạnh kiểm khá và điểm môn đã thi phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Tin nổi bật