Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thế nào là đi ngược chiều?

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Đi ngược chiều là một hành vi vi phạm pháp luật và gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Thế nào là đi ngược chiều?

Đi ngược chiều xảy ra khi một phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp, v.v.) di chuyển ngược hướng với luồng giao thông được quy định trên tuyến đường đó. Hành vi này có thể xảy ra ở nhiều loại đường khác nhau, nhưng phổ biến nhất trên các tuyến đường một chiều hoặc tại các đoạn đường có vạch kẻ phân chia làn đường rõ ràng.

Các trường hợp đi ngược chiều

Đi ngược chiều trên đường một chiều: Đây là trường hợp vi phạm rõ ràng nhất. Đường một chiều chỉ cho phép phương tiện đi theo một hướng duy nhất, việc đi ngược lại sẽ gây nguy hiểm cho cả người vi phạm và những người tham gia giao thông khác.

Đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều": Dù là đường hai chiều, nhưng nếu có biển cấm đi ngược chiều thì việc vi phạm này cũng bị nghiêm cấm.

Đi ngược chiều trên làn đường dành riêng: Một số làn đường được dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một hướng đi nhất định. Việc đi ngược chiều trên các làn đường này cũng là vi phạm.

Xe máy đi ngược chiều

Hình phạt đối với hành vi đi ngược chiều

Mức phạt lỗi đi ngược chiều với xe máy 

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng nếu điều khiển xe đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Trừ hành vi vi phạm trên cao tốc và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng nếu điều khiển xe đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.

Trừ trường hợp điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Mức phạt lỗi đi ngược chiều với ô tô 

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. 

Trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ô tô đi ngược chiều trên cao tốc.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; (điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. (điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng. (điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Việc tước giấy phép lái xe sẽ được áp dụng không kể vi phạm lần đầu hay tái phạm. 

Trong trường hợp vi phạm bị tạm giữ xe, thì thời gian tạm giữ xe đối với người vi phạm là khoảng 7 ngày hoặc có thể lâu hơn nhưng không dài quá 30 ngày.

Tin nổi bật