Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thầy thuốc Nhân dân bật mí phương pháp kết hợp Đông Tây Y trong điều trị viêm loét dạ dày

(DS&PL) -

Viêm loét dạ dày đang là một bệnh phổ biến có tỉ lệ gia tăng đáng báo động và ngày càng khó chữa do tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn HP, khả năng tái phát cao.

Viêm loét dạ dày đang là một bệnh phổ biến có tỉ lệ gia tăng đáng báo động và ngày càng khó chữa do tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn HP, khả năng tái phát cao.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng cách kết hợp giữa Tây y và Đông y đang được coi là xu hướng mới, được các chuyên gia đánh giá mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Xu hướng này mang lại những hiệu quả như thế nào trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng? Hãy cùng phóng viên trao đổi với Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ cao cấp Nội tiêu hóa PGS.TS Nguyễn Duy Thắng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nông Nghiệp.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng trao đổi về bệnh viêm loét dạ dày.

Chào PGS, gần đây giới chuyên khoa đề cập nhiều về xu hướng kết hợp tây y và đông y trong điều trị viêm loét dạ dày, ông có thể cho biết cụ thể hơn về phương pháp này?

- Tây y có tác dụng nhanh trong các trường hợp bệnh cấp tính (ví dụ xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,…). Nhưng nếu phải sử dụng lâu dài, như trong viêm loét dạ dày mãn tính thì việc điều trị khó khăn hơn. Một số bệnh nhân không phù hợp với thuốc tây y, bị dị ứng, nhờn thuốc,...

- Đông y ít tác dụng phụ, cơ chế điều trị theo hướng phục hồi niêm mạc dạ dày tổn thương nên hạn chế tái phát. Nhược điểm lớn nhất là quá trình bào chế chưa hoàn chỉnh, phức tạp, dễ lẫn tạp chất… phải sử dụng thời gian dài mới hiệu quả.

Chính vì thế hiện nay, để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ, giảm tái phát, hạn chế tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp,...

Hiện nay, trong thực tế lâm sàng, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên kết hợp 2 phương pháp Tây y và Đông y.

Vậy xin PGS cho biết rõ hơn về cách kết hợp Đông Tây y trong điều trị viêm loét dạ dày như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Giai đoạn đầu, chỉ có triệu chứng nhẹ như đầy hơi, chướng bụng thì chưa cần uống thuốc, bệnh nhân có thể tự chữa bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống (ăn thức ăn nhẹ, mềm, dễ tiêu,...).

Giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xuất hiện rầm rộ hơn (chướng bụng, đầy hơi, đau rát, viêm loét,...) người bệnh cần đến cơ sở y tế khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán. Nếu có chảy máu, thủng dạ dày phải dùng tây y trước. Hết giai đoạn cấp cứu, có thể chọn tây y hay đông y để điều trị tùy vào mức độ bệnh, cơ địa, điều kiện kinh tế. Tốt nhất, nên sử dụng kết hợp tây y và đông y.

Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị theo phác đồ tây y đã khỏi viêm loét dạ dày nhưng bệnh dễ tái phát trở lại. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này thưa PGS?

Điều đầu tiên, bệnh nhân lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế ăn đồ cay, nóng, chiên, rán,... Để giảm tình trạng tái phát, có thể dùng các sản phẩm từ thiên nhiên như  nghệ vàng chứa hoạt chất chính là curcumin.

Ngày nay, để tăng độ hấp thu, tiện dụng hơn, người ta đã bào chế ra viên uống curcumin dạng nano. Trên thị trường có thành phẩm được sử dụng rất nhiều tên gọi là Cumargold, người bệnh có thể dùng tốt. Mục đích chính là để tái tạo niêm mạc dạ dày, lành ổ loét sau khi sử dụng thuốc tây y. Đặc biệt, nó giúp hỗ trợ ức chế hơn 65 chủng Hp, khi sử dụng cùng thuốc tây y có khả năng giảm tái phát, nâng cao sức khỏe toàn trạng.

Xin cảm ơn PGS về những thông tin bổ ích này. Độc giả hãy nhớ chú ý những lời tư vấn của PGS để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh viêm loét dạ dày tái phát.

Muốn tìm hiểu thêm về bệnh đau dạ dày, độc giả có thể gọi số 0915.001.796, hoặc truy cập tại đây để được chuyên gia tư vấn.

 

Tin nổi bật