Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thầy hiệu trưởng tự bỏ tiền tiết kiệm xây trường cho trẻ em làng quê và chia sẻ xúc động

(DS&PL) -

Dù mới 39 tuổi nhưng mái tóc của thầy hiệu trưởng Zhang Pengcheng giờ đã bạc phơ.

Theo China Daily, thầy Zhang Pengcheng, hiệu trưởng trường tiểu học Erlangmiao ở quận Taikang, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), được biết đến là một "ngôi sao" trên Douyin, ứng dụng TikTok của Trung Quốc. Trên nền tảng này, ông có 1,79 triệu người theo dõi. 

Mọi thứ bắt đầu từ năm 2019 khi thầy Zhang đã tải lên Douyin các video về những học sinh ở trường của mình, những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày của chúng, bao gồm cả các bữa ăn bằng tài khoản có tên "Hiệu trưởng Pengcheng".

Chia sẻ về quyết định này, thầy Zhang tâm sự: "Tôi muốn ghi lại tất cả những điều này để các bậc cha mẹ làm việc ở các thành phố lớn ở xa có thể thấy con họ đang làm gì.

Thầy hiệu trưởng Zhang Pengcheng. Ảnh: China Daily 

Được biết, hầu hết trẻ em học ở trường Erlangmiao đều sống với ông bà bởi cha mẹ các em bận đi làm xa kiếm tiền. 

Chia sẻ về sự nghiệp giảng dạy của mình, thầy Zhang cho biết thầy từng là công nhân trước khi về Hà Nam làm giáo viên vào năm 2012. Năm 2018, ông tình nguyện làm hiệu trưởng trường Erlangmiao, một ngôi trường chỉ có 20 học sinh sắp được sáp nhập với các trường khác.

Tuy nhiên, khi ấy, thầy Zhang rất muốn giữ lại ngôi trường này. Ông tâm sự: "Suy nghĩ đầu tiên của tôi là làm thế nào để giữ lại ngôi trường này. Cơ sở vật chất rất kém, vì vậy nhiệm vụ chính của tôi là cải thiện mọi thứ và sau đó tìm kiếm thêm giáo viên. Tôi nhớ chúng tôi thường bị dột nghiêm trọng bất cứ khi nào trời mưa. Trên thực tế, trường học phải đóng cửa khi có mưa lớn hoặc tuyết. Không có sân chơi, và các thiết bị điện tử trong lớp đều bị hỏng".

Để nâng cấp trường, Zhang đã chi 140.000 nhân dân tệ (22.000 USD). Số tiền này là tiền tiết kiệm của thầy và thầy cũng đi vay mượn tiền từ người thân trước khi các cơ quan quản lý giáo dục có thể giúp đỡ.

Để giảm chi phí sửa sang, thầy Zhang cùng nhân viên của ông và một số phụ huynh học sinh đã tự mình sơn tường của trường sắp xếp mọi thứ. 

Sau khi cải thiện trường, ông chuyển sang tập trung vào nhu cầu học tập và tâm lý của học sinh. Như vậy, cứ 2-3 ngày/tuần, ông dậy sớm nhất từ ​​3h để đi mua rau tươi và thịt cho các em.

Để đảm bảo thực phẩm có đủ chất lượng, ông cũng tự bỏ thêm tiền riêng vào ngân sách. Ông tâm sự: "Đối với trẻ em ở đây, mọi thứ có thể khó khăn. Đặc biệt, chúng thiếu sự kích thích tinh thần và sự đồng hành".

Trong đó, có một bé gái, người không thích chơi với những đứa trẻ khác, đã thu hút sự chú ý của ông. Cô bé không nói nhiều và không mấy quan tâm đến việc học. Sau khi trò chuyện với học sinh, thầy Zhang nhận ra bé gái này đến từ một gia đình đơn thân bởi vì người duy nhất bé nói đến là mẹ của mình.

Thầy chia sẻ: "Trẻ em có xu hướng tránh thảo luận trực tiếp về các vấn đề. Vì vậy, tôi đã đề nghị một số bạn khác chơi với cháu, điều này khiến cháu hòa đồng hơn. Sau đó, cháu không chỉ thích đến trường mà còn chơi với những đứa trẻ khác một cách dễ dàng hơn".

Thầy nói thêm: "Qua nhiều năm, ý tưởng của tôi về giáo dục đã phát triển. Ban đầu, tôi nghĩ điểm số và số học sinh đăng ký học là quan trọng nhưng giờ tôi nghĩ rằng giáo dục nội tâm là cơ bản hơn. Tôi hy vọng rằng khi những đứa trẻ này cuối cùng sẽ trở thành một phần của xã hội, chúng sẽ có khả năng làm việc, giao tiếp và quản lý những cảm xúc của mình". 

Với quan niệm này, thầy Zhang đã từ một người giáo viên dần trở thành người cha thứ hai, người chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của các học sinh. 

Thầy tổ chức các hoạt động ngoại khoá như tham quan các viện bảo tàng và di tích lịch sử để nuôi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần đóng góp cho xã hội của học sinh. Thầy tâm sự: "Bạn không cần phải là một nhà khoa học hay một doanh nhân để đóng góp cho xã hội. Những người bình thường đều có thể đứng lên khi những người xung quanh họ gặp khó khăn".

Chia sẻ thêm về sự nghiệp của mình, thầy hiệu trưởng thừa nhận giáo dục ở nông thôn không dễ dàng nhưng hiện nay họ đã có sự hỗ trợ của chính phủ và công chúng.

Ông nói: "Thông qua mạng xã hội, nhiều người biết những gì đang diễn ra ở đây và chúng tôi thậm chí còn nhận được sự đóng góp từ các công ty. Nguồn lực của chúng tôi đã được cải thiện và giờ đây chúng tôi có nhiều giáo viên hơn."

Minh Hạnh (Theo China Daily)

Tin nổi bật