Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thanh tra Bộ GD&ĐT có thể phạt tới 100 triệu đồng về hoạt động vi phạm trong giáo dục

(DS&PL) -

Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa là 100.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,...

Bộ GD&ĐT vừa đưa ra Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa là 100.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm...

Theo dự thảo Nghị định, thẩm quyền xử phạt của Thanh tra thì Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn...

Vụ việc một giáo viên dạy Tiếng Anh xúc phạm học viên hồi tháng 5/2018 gây bão mạng. (Ảnh Internet)

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giáo dục cấp Sở có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra:

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giáo dục cấp Bộ có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra là Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 70.000.000 đồng.

Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa là 100.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm...

Bộ GD&ĐT cho biết, việc xây dựng Nghị định kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành; tạo cơ sở pháp lý chung, áp dụng thống nhất trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục trên toàn quốc. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực giáo dục.

Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu qủa Dự thảo gồm: Các hành vi phạm quy định về tổ chức cơ sở giáo dục và tổ chức dịch vụ giáo dục; Các hành vi vi phạm quy định về dạy thêm; Các hành vi vi phạm quy định về tư vấn du học, về văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh; Các hành vi vi phạm quy định về mở ngành, nội dung chương trình đào tạo; Các hành vi vi phạm quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; Các hành vi vi phạm quy định về quản lý, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ; Các hành vi vi phạm quy định đối với nhà giáo và người học; Các hành vi vi phạm quy định về cơ sở vật chất, tài chính và các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Dự thảo sẽ lấy ý kiến đóng góp hết ngày 25/11.

Phóng Viên

Tin nổi bật