Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thành phố Yên Bái “vươn mình” mạnh mẽ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2020

(DS&PL) -

Trong báo cáo kết quả về xây dựng nông thôn mới năm 2019 của UBND thành phố Yên Bái, mục tiêu của tỉnh này là phấn đấu năm 2020 Thành phố Yên Bái sẽ hoàn thành....

Trong báo cáo kết quả về xây dựng nông thôn mới năm 2019 của UBND thành phố Yên Bái, mục tiêu của tỉnh này là phấn đấu năm 2020 Thành phố Yên Bái sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Với quyết  tâm chính trị của cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự  chung sức chung lòng của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh đã gặt hái được những thành tích ấn tượng.

Diện mạo nông thôn mới khởi sắc.

Sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, thành quả mà người dân thành phố Yên Bái đóng góp là con số ấn tượng trên 161,3 tỷ đồng, cùng nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đưa thành phố Yên Bái trở thành địa phương thứ 2, sau huyện Trấn Yên, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM) trong năm 2019 với 8/8 xã đạt 100% chuẩn NTM.

Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi rõ rệt sau khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Để làm được điều đó, UBND tỉnh Yên Bái đã tăng cường tuyên truyền, vận động làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, hành động của nhân dân tích cực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tập trung tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn thành phố đang có nhiều chuyển biến tích cực. Trình độ dân trí, nhận thức của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao.

Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giá trị hiệu quả sản xuất nông nghiệp được nâng lên, người dân địa bàn nông thôn đã có điều kiện tiếp thu các ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đã từng bước được quan tâm đầu tư. Nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn được ban hành, triển khai thực hiện đã phát huy hiệu quả. Bước đầu đã hình thành vùng, mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại sản xuất chăn nuôi hàng hóa tại các xã, phường: Tân Thịnh, Minh Bảo, Văn Tiến, Văn Phú, Tuy Lộc..., các khu vực trồng rau tập trung như: Tuy Lộc, Văn Phú, Tân Thịnh… sản phẩm nông nghiệp của thành phố có thị trường tại chỗ phong phú đa dạng và ngày càng mở rộng

Mặt khác, thành phố có vị trí thuận lợi, nằm ở cửa ngõ của vùng Tây Bắc, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nằm trên các tuyến đường giao thông huyết mạch gồm đường thuỷ, đường sắt, đường bộ nên thành phố Yên Bái trở thành một trong những đầu mối thông thương quan trọng giữa miền ngược và miền xuôi. Thành phố là trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh, là điều kiện để thành phố phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch. Thành phố luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; sự lãnh đạo sát sao của Thường trực Thành uỷ, sự giám sát chặt chẽ của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố cùng với sự vào cuộc triển khai thực hiện của các đơn vị, các xã, sự đồng thuận, cố gắng của nhân dân các xã đó là: nhân dân đóng góp đất đai, công lao động trong việc đầu tư xây dựng mở rộng các tuyến đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng, đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Hơn nữa, UBND tỉnh và thành phố đều có các chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất như: Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025... Triển khai Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có 2 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp hoạt động khá hiệu quả, thu hút trên 9 nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận đến làm việc.

Dấu ấn đậm nét trong xây dựng NTM ở thành phố Yên Bái là hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng được đầu tư một cách đồng bộ. Giai đoạn 2011- 2020, với tổng số vốn huy động thực hiện Chương trình là 23.730 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chỉ có 9.556 tỷ đồng, số còn lại do các nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp, hợp tác xã và nhân dân đóng góp. Từ nguồn vốn này các địa phương chú trọng, ưu tiên nguồn lực đầu tư để xây dựng mới, nâng cấp hạ tầng góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống người dân. Nổi bật hơn cả là những đột phá trong phát triển giao thông nông thôn. 

Hệ thống  cơ sở  vật chất: điện, đường, trường, trạm được nâng cấp, đầu tư đồng bộ.

Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã có được 7.470 km đường giao thông nông thôn, trong đó kiên cố hóa 2.289 km, mở mới 1.315 km… tổng kinh phí xây dựng hơn 4.156 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 908,93 tỷ đồng. Chương trình kiên cố hóa hệ thống kênh mương đã được quan tâm đầu tư đáp ứng tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ dân sinh. Hệ thống chợ, dịch vụ thương mại được đầu tư từ nguồn xã hội hóa ngày một hoàn thiện, nhiều chợ được nâng cấp, cải tạo, đáp ứng được tiêu chuẩn quy định. Hệ thống điện chiếu sáng, cấp nước, thông tin liên lạc đã từng bước đầu tư đồng bộ. Song song với việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, thời gian qua, tỉnh cũng đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng xã hội. Giáo dục và đào tạo tiếp tục được tập trung đầu tư để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, mạng lưới trường, lớp học được mở rộng, cơ sở vật chất trường học được nâng lên đáng kể. Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng Yên Bái cũng đã tập trung phát triển các vấn đề cốt lõi của NTM là phát triển đời sống người dân. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM các cấp đã duy trì thường xuyên, triển khai nhiều cách làm hay và sáng tạo, nhờ đó đã đạt được những kết quả tích cực, dưới sự giám sát của nhân dân trong quá trình thực hiện, nhằm sớm đưa thành phố Yên Bái về đích nông thôn mới đúng kì hạn.

Từng vước vượt khó về đích nông thôn mới.

Bên cạnh các thuận lợi, khi đi vào thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, thành phố cũng gặp một số khó khăn như: Người dân nông thôn trên địa bàn thành phố vẫn còn khó khăn, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, giá vật tư, nông sản luôn biến động, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên đe dọa. Hàng năm vào mùa mưa lũ (từ tháng 5 đến tháng 10), mực nước lũ sông Hồng thường xuyên dâng cao, gây ngập lụt, thiệt hại lớn về tài sản đồng thời gây vô vàn khó khăn trong việc di chuyển hoạt động phát triển kinh tế xã hội của các xã ven sông thành phố. Các mô hình phát triển kinh tế quy mô vừa và nhỏ theo hình thức liên kết giữa người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa tạo vùng sản xuất hàng hóa lớn để kết nối với thị trường tiêu thụ; Công tác quy hoạch và sử dụng đất canh tác theo quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức.

Cơ chế thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa đủ sức hấp dẫn. Đất đai không nhiều nên chưa tạo được bước đột phá để phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung có giá trị kinh tế cao, an toàn và phát triển theo hướng bền vững. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đảm bảo yêu cầu; công nghiệp chế biến, bảo quản nông, lâm sản chưa phát triển; nhiều khâu trong sản xuất vẫn chủ yếu sử dụng lao động thủ công, máy móc, thiết bị chưa đồng bộ, tiên tiến... Xuất phát điểm của các xã về cơ sở hạ tầng chưa cao, chủ yếu trông chờ vào đầu tư của nhà nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 

Yên Bái là tỉnh đa dân tộc, dân cư sống không tập chung, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm; sản phẩm nông nghiệp chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao; kinh tế hộ vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nông nghiệp của tỉnh. Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp trong khi tình hình thiên tai và dịch bệnh xảy ra thường xuyên, giá cả thị trường luôn biến động, không ổn định gây nhiều bất lợi cho người sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập của người dân còn bấp bênh, gây khó khăn trong việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,thành phố đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn cùng các xã bằng nhiều hình thức khác nhau đã huy động được các nguồn lực như vốn trái phiếu Chính phủ, vốn Trung ương, vốn của tỉnh, thành phố và  sự đóng góp của nhân dân để đầu tư công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế, nhà cửa, trụ sở...với tổng nguồn vốn đầu tư trên 70 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã hoàn thiện cơ cở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của các xã đạt chuẩn theo yêu cầu của tiêu chính xây dựng nông thôn mới từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Các xã cũng tích cực huy động sự đóng góp của nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, khu thể thao xã, đầu tư cải tạo, nâng cấp xóm ngõ, sạch đẹp...

Xây dựng nông thôn mới góp phần căn bản thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống người dân, góp phần thay đổi phương thức quản lý sản xuất, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Cái được hơn cả là đã làm thay đổi quan trọng nhận thức của người dân và cả cộng đồng về xây dựng nông thôn mới, đưa phong trào xây dựng nông thôn mới lan tỏa khắp các vùng quê, đóng góp vào hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Nhờ có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, vận dụng những cách làm hay, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của từng địa phương, cùng với sự giám sát của nhân đã  giúp diện mạo nông thôn Yên Bái thêm phần khởi sắc, từng bước vượt khó xây dựng NTM. Quan trọng hơn, nhận thức của người dân vùng cao về xây dựng NTM đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhằm sớm đưa thành phố Yên Bái về đích nông thôn mới đúng kì hạn.

Hà Ngọc

Tin nổi bật