Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thành phố Tây An, Trung Quốc bị phong tỏa một phần do COVID-19

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19, chính quyền thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã quyết định tạm phong tỏa một phần thành phố này.

Ngày 15/4, chính quyền thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây cho biết họ sẽ tạm phong tỏa một phần Tây An từ ngày 16 đến 19/4 do có hàng chục ca nhiễm COVID-19 được phát hiện ở đây. Trong thời gian này, việc đi lại của 13 triệu dân thành phố sẽ bị hạn chế.

Người dân xếp hàng để làm xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm ở huyện Tân Thành, thành phố Tây An. Ảnh: Tân Hoa Xã. 

Kể từ tháng 3/2022, Trung Quốc đại lục đã phải vật lộn với các đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ khi virus này xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán vào cuối năm 2019.

Mặc dù số ca nhiễm ở Trung Quốc chỉ ở mức vừa phải so với nhiều nước trên thế giới, đợt bùng phát dịch hiện nay đang gây áp lực rất lớn lên chính sách "zero COVID" của nước này.

Chính sách "zero COVID" chủ trương xét nghiệm diện rộng để không cho phép tồn tại ca dương tính nào mà không bị phát hiện. Từ đây, chuỗi lây nhiễm sẽ bị chặn đứng.

Tuy nhiên, các biện pháp phòng dịch cứng rắn của nhà chức trách đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và nền kinh tế địa phương, đồng thời gây khó khăn cho cuộc sống của người dân.

Nikkei nhận định, khó có khả năng Trung Quốc sớm gia nhập các quốc gia "chung sống với COVID-19". Điều này có thể tác động sâu sắc tới nền kinh tế, xã hội của Trung Quốc cũng như những tương tác của nước này với thế giới bên ngoài.

Theo ước tính gần đây của Đại học Hong Kong, Trung Quốc thiệt hại 295 tỉ nhân dân tệ (47 tỉ USD) mỗi tháng, tương đương 3,1% GDP do các hạn chế nghiêm ngặt về di chuyển xã hội. Báo cáo nhấn mạnh rằng "chi phí kinh tế của việc đóng cửa rõ ràng là lớn hơn chúng ta thấy ở các nước khác".

"Nếu chúng ta ngừng tất cả các biện pháp ngăn chặn ngay bây giờ có nghĩa là tất cả những nỗ lực trước đó chẳng có ích lợi gì", ông Liang Wannian, một quan chức hàng đầu của Ủy ban Y tế Quốc gia nhấn mạnh vào cuối tháng 3 khi trả lời câu hỏi của báo giới về lý do Trung Quốc không chuyển hướng sang điều trị COVID-19 như bệnh đặc hữu giống cúm.

Tuy nhiên, có thể thấy Trung Quốc đang có những điều chỉnh trong chính sách ứng phó với COVID-19, như các biện pháp ngăn chặn COVID-19 có mục tiêu hơn ở những khu vục dân cư có lây nhiễm, hạ thấp chuẩn nhập viện với bệnh nhân COVID-19. Chính phủ cũng giới thiệu bộ kháng nguyên nhanh cho tự xét nghiệm nhằm sớm phát hiện các ca bệnh.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật