Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thanh niên "đi tè bị quy tội cướp": Quyết định đình chỉ vụ án sau 4 năm khởi tố

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Liên quan đến vụ "đi tè bị đổ tội cướp" hai trong thanh niên đã đến VKSND huyện Bình Chánh để nhận quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can

(ĐSPL) - Liên quan đến vụ "đi tè bị đổ tội cướp" hai trong thanh niên đã đến VKSND huyện Bình Chánh để nhận quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can vì hành vi không cấu thành tội phạm.

Theo báo Công an nhân dân, chiều 13/12, VKSND huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) đã trao quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với 2 anh Trần Văn Uống (27 tuổi, ngụ Sóc Trăng), và Ong Văn Sệt (25 tuổi, cùng ngụ tỉnh Sóc Trăng), 2 trong số 3 bị can trước đó bị VKS truy tố về tội "cướp tài sản".

Tại buổi trao quyết định, đại diện VKSND huyện Bình Chánh xin lỗi và bày tỏ sự hối tiếc vì đã truy tố oan đối với 3 anh. Buổi trao quyết định vắng anh Khưu Khánh Sỹ (SN 1982 ngụ Sóc Trăng), người thứ ba cùng bị truy tố trong vụ án này do bận đi làm nên không có mặt.

Liên quan đến vụ án, trước đó, TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, vì cơ quan tố tụng H.Bình Chánh có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quyền lợi bị cáo.

Anh Uống cùng cha và anh Sệt tại buổi trao quyết định - Ảnh: báo CAND

Trước đó, như báo Thanh niên đã thông tin, vào đêm 5/12/2012, Uống, Khưu Khánh Sỹ nhậu với Trần Văn Đen, Sệt rồi bàn nhau chặn đường cướp xe. Uống, Đen, Sệt mỗi người cầm một cây tầm vông dài khoảng 50 cm cùng Sỹ đi bộ ra đường, chia hai bên đứng đợi. Lát sau, anh Phan Thanh Quyền chở bạn gái đến gần, nhìn thấy hoảng sợ quay đầu xe. Đen và Sệt xông ra, Đen cầm cây đánh nhưng không trúng. Cả nhóm đuổi theo ném cây nhưng anh Quyền tránh được, chạy đến chốt dân phòng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân báo tin.

Tại tòa, Uống và Sỹ khai khi nhậu xong, Uống mắc vệ sinh nên ra phía ngoài đường “giải quyết”. Sau đó, Sỹ ra gọi Uống. Đúng lúc này có đám đông người lao đến hô vang: “Bắt nó, bắt nó”, cả hai hoảng sợ bỏ chạy và bị bắt đưa đến công an xã. Sau khi bị bắt, do bị đánh đau nên các bị cáo buộc phải ký tên vào bản ghi lời khai có sẵn và viết bản tự khai nhận tội theo ý cán bộ. Khi được bàn giao cho Công an H.Bình Chánh, cả hai đã phủ nhận hoàn toàn

Ở phiên xử sơ thẩm ngày 15/7/2014, TAND H.Bình Chánh nhận định: Ngoài lời khai của Quyền thì không còn chứng cứ nào để chứng minh các bị cáo sử dụng cây để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy vậy, tòa vẫn tuyên hai bị cáo Uống và Sỹ phạm tội cướp tài sản.

Cũng theo báo Công an nhân dân, nhận định ngoài lời khai của các bị cáo là có sử dụng hung khí thì không có chứng cứ gì chứng minh các bị cáo có cầm theo cây, mặt khác cơ quan điều tra cũng không thu được vật chứng trên nên HĐXX đã chuyển khung hình phạt các bị cáo xuống khoản 1 (nhẹ hơn điều khoản VKS đã truy tố, cùng với các tình tiết giảm nhẹ hình phạt khác phạm tội chưa đạt, hậu quả vụ án chưa xảy ra, chưa chiếm đoạt được tài sản, nhân thân lai lịch rõ ràng, cả hai bị cáo chưa có tiền án, tiền sự) nên tuyên phạt cả hai bị cáo bằng với thời gian tạm giam (1 năm 7 tháng 9 ngày tù), trả tự do cho các bị cáo ngay tại tòa.

Ngay sau bản án sơ thẩm, chỉ bị cáo Uống làm đơn kháng cáo kêu oan. Cuối tháng 9-2014, vụ án đã được đưa ra xét xử phúc thẩm, sau đó ra quyết định hủy án với lý do: bản án sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng khi không cho các bị cáo đối chất với các bị hại, mâu thuẫn với số người tham gia vụ cướp, vụ án VKS truy tố khoản 2 điều 133 BLHS nhưng tòa án cấp sơ thẩm xử khoản 1 nhưng lại không chứng minh được bị cáo có hành vi khách quan thực hiện việc chiếm đoạt.

Sau khi vụ án được trả hồ sơ điều tra bổ sung, anh Sệt bị bắt. Sau khi VKS ra cáo trạng mới, truy tố cả ba anh Sệt, Sỹ và Uống. Hồ sơ vụ án được chuyển sang tòa án. Tuy nhiên, sau 2 lần mở phiên tòa, nạn nhân trong vụ án này đều không đến tòa để đối chất theo giấy triệu tập. Đến tháng 5/2016, sau 15 tháng tạm giam, anh Sệt mới được trả tự do.

Khoản 2 Điều 31 luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định: “ Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

…Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội”;

(Tổng hợp)

Tin nổi bật