Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thanh niên châm lửa đốt xe vì bị xử phạt vi phạm giao thông

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bực tức vì không xin được xe vi phạm giao thông, nam thanh niên ở Hà Nam cầm bật lửa đốt chiếc xe máy của mình rồi bỏ đi.

(ĐSPL) - Bực tức vì không xin được xe vi phạm giao thông, nam thanh niên ở Hà Nam cầm bật lửa đốt chiếc xe máy của mình rồi bỏ đi.

Theo tin tức trên báo PhapluatPlus, sự việc trên xảy ra vào khoảng 10h30 ngày 27/11, tại QL1A, đoạn đi qua ngã tư Biên Hòa, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Hiện trường chiếc xe bị chủ nhân châm lửa đốt cháy. (Ảnh: VnExpress)

Báo VnExpress đưa tin, theo thiếu tá Phạm Việt Hưng, Đội trưởng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Phủ Lý (Hà Nam), khoảng 10h30 ngày 27/11, anh Nguyễn Văn Hiệp (33 tuổi, trú huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) đi xe máy biển Hà Nội trên quốc lộ 1A. Khi qua ngã tư Biên Hòa (thành phố Phủ Lý), Hiệp đi sai làn đường nên bị tổ cảnh sát yêu cầu dừng phương tiện, lập biên bản xử phạt.


Chiếc xe máy còn trơ khung sau khi bị đốt. (Ảnh: PhapluatPlus)

Sau khi bị dừng xe, Hiệp xin được bỏ qua lỗi vi phạm song không được chấp nhận. Sau khoảng 10 phút bỏ ra quán nước, người này quay lại châm lửa đốt xe. Tình huống bất ngờ khiến tổ cảnh sát giao thông không kịp ngăn chặn. Xe máy bị thiêu rụi, còn Hiệp cũng rời bỏ hiện trường.

Theo Thiếu tá Phạm Việt Hưng, Đội trưởng đội CSGT Công an TP Phủ Lý cho biết, sự việc cũng đã được đội CSGT báo cáo lên Công an TP Phủ Lý để làm rõ sự việc.

“Chúng tôi đã yêu cầu các chiến sĩ làm nhiệm vụ ở khu vực chốt Biên Hòa viết tường trình, vụ việc cũng được đội báo cáo lên lãnh đạo công an thành phố để làm rõ động cơ hủy hoại tài sản”, thiếu tá Hưng cho hay.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Nhân Văn (tổng hợp)

Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]rQXXXYRYaE[/mecloud]

Tin nổi bật