Thanh niên 18 tuổi đến khám trong tình trạng bị đau đầu, nôn mửa và co giật. Kiểm tra, bác sĩ giật mình phát hiện toàn bộ cơ thể bệnh nhân bị sán dây bao phủ, rất đáng sợ.
Mới đây, theo thông tin từ Đại học Khoa học và Công nghệ Suronali và Trung tâm Nghiên cứu Ký sinh trùng (PDRC) của Thái Lan, một thanh niên 18 tuổi đã đến bệnh viện địa phương vì đau đầu, nôn mửa, co giật và biến dạng cảm giác.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện cơ thể cậu ta đã bị ký sinh bởi lượng lớn sán dây.
Hình ảnh chụp cộng hưởng cơ thể của bệnh nhân cho thấy toàn bộ cơ thể bị bao phủ bởi các dải màu trắng, nhìn rất đáng sợ. |
Bác sĩ nhận định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh nhân đã ăn thịt lợn chưa nấu chín hoặc rau, trái cây không hợp vệ sinh. Ngoài ra, anh ta có thể đã không rửa tay trước khi ăn, khiến cơ thể anh ta bị nhiễm ký sinh trùng. Sau khi điều trị bằng thuốc như steroid và thuốc chống giun, tình hình sức khỏe của bệnh nhân đã được cải thiện.
Năm ngoái, các bác sĩ ở Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM cũng đã gắp 2 con sán dây dài 2m trong cơ thể một bệnh nhân 40 tuổi mang mang quốc tịch Thái Lan. Nguyên nhân cũng do người bệnh không ăn uống thực phẩm nấu chín, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Một chuyên gia về tiêu hóa và gan ở Hồng Kông cho biết, sán dây dài nhất trong cơ thể người có kích thước đạt kỷ lục lên tới hơn 30 mét. Hầu hết bệnh nhân bị sán dây đều không có triệu chứng. Một số người thường cảm thấy đầy hơi, đau bụng, đi phân lỏng và dễ nôn. Một số người sẽ bắt đầu giảm cân và một số ít người sẽ tìm thấy trứng hoặc sán trong phân.
Theo các bác sĩ, để tránh nhiễm sán dây, người dân không ăn các thực phẩm sống như thịt heo, thịt bò, thịt dê, nem chua... (nguy cơ nhiễm bệnh sán dây trưởng thành) và rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán).
Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân: - Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. - Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). - Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông. - Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi. |
Minh Khôi (T/h)