Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thận khỏe mạnh hơn khi tránh xa 9 thực phẩm này

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Dưới đây là 9 loại thực phẩm bạn nên tránh hoặc hạn chế để giảm gánh nặng cho thận, giúp thận hoạt động hiệu quả hơn.

Thận có nhiều vai trò bao gồm cân bằng chất lỏng, chất điện giải và các chất hòa tan để lọc nước, chất thải ra khỏi máu. Hai bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận là tiểu đường và tăng huyết áp. Thận cũng có thể bị tổn thương nếu không duy trì thói quen lành mạnh, bao gồm cả những thực phẩm không có lợi. Dưới đây là 9 món ăn cần tránh hoặc hạn chế để bảo vệ thận.

Nước ngọt

Nước ngọt chứa nhiều đường và ít giá trị dinh dưỡng. Chúng có thể tăng thêm lượng calo vào chế độ ăn uống cũng như nguy cơ tăng đường huyết. Đường huyết tăng cao trong thời gian dài có thể phá hỏng các mạch máu trong thận, tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Một thành phần khác trong nhiều loại soda là axit photphoric. Chất này có thể làm thay đổi thành phần nước tiểu, về lâu dài có thể dẫn tới sỏi thận. Thay nước ngọt bằng các loại đồ uống có hương vị lành mạnh như trà thảo mộc có thể có lợi.

Nước ngọt chứa nhiều đường và ít giá trị dinh dưỡng.

Thực phẩm giàu kali và phốt pho

Kali là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu bạn bị bệnh thận hoặc suy thận, bạn cần hạn chế lượng kali trong chế độ ăn. Thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, khoai tây, cà chua, các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Phốt pho là một khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu bạn bị bệnh thận hoặc suy thận, bạn cần hạn chế lượng phốt pho trong chế độ ăn. Thực phẩm giàu phốt pho bao gồm các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa và đồ uống có ga.

Thịt chế biến

Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội và bánh mì kẹp thịt có thể hại thận. Chúng chứa nhiều natri (muối), nếu nạp quá 2300 mg mỗi ngày có nguy cơ tăng huyết áp, tạo thêm căng thẳng cho thận.

Ăn quá nhiều proetin động vật cũng tạo ra nhiều axit trong máu khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ.

Sữa

Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin, chất dinh dưỡng, protein và là nguồn cung cấp phốt pho, kali tự nhiên. Một cốc (240ml) sữa nguyên chất cung cấp 205mg phốt pho và 322mg kali.

Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều sữa, kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khác, có thể gây bất lợi cho xương của những người mắc bệnh thận.

Điều này nghe có vẻ lạ vì sữa và các sản phẩm từ sữa thường được khuyên dùng để xương và cơ chắc khỏe. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương, hấp thụ quá nhiều phốt pho sẽ gây tích tụ phốt pho trong máu, kéo canxi ra khỏi xương. Khi đó, xương mỏng, yếu dần theo thời gian và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin, chất dinh dưỡng, protein và là nguồn cung cấp phốt pho, kali tự nhiên.

Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô, với hương vị ngọt ngào và tiện lợi, thường được xem là một món ăn vặt lành mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quá trình sấy khô khiến trái cây mất đi phần lớn nước, dẫn đến sự cô đặc của các chất dinh dưỡng, bao gồm cả kali. Do đó, trái cây sấy khô chứa hàm lượng kali cao hơn đáng kể so với trái cây tươi.

Việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể gây áp lực không nhỏ lên thận, đặc biệt là đối với những người đã có vấn đề về chức năng thận.  Một số loại trái cây sấy khô phổ biến như mơ, nho khô, chà là và mận khô chứa hàm lượng kali đặc biệt cao. Vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề về thận hoặc có nguy cơ mắc bệnh thận, hãy thận trọng khi tiêu thụ những loại trái cây sấy khô này. 

Pizza

Pizza thường có cấu tạo gồm vỏ bánh, nhân từ nước sốt cà chua có hàm lượng natri cao, phô mai nhiều chất béo và thịt chế biến như xúc xích. Cả natri và chất béo bão hòa đều là những thành phần không tốt cho sức khỏe, bao gồm cả thận nếu ăn thường xuyên.

Để món pizza bổ dưỡng, bạn có thể chuẩn bị một số nguyên liệu như không có thịt chế biến, thêm một chút phô mai, bông cải xanh ở nhân và vỏ bánh làm từ lúa mì nguyên hạt...

Đường

Tăng lượng đường hấp thụ có thể gây nguy hiểm cho thận. Khi lượng đường trong máu vượt quá 180mg/dl, thận bắt đầu bài tiết đường qua nước tiểu. Lượng đường trong máu càng cao, áp lực lên thận càng lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến thận của bệnh nhân tiểu đường suy yếu nhanh chóng.

Người bệnh thận và tiểu đường nên hạn chế uống nước ép trái cây và các loại nước có đường khác, chẳng hạn như soda. Những đồ uống này có xu hướng chứa nhiều đường bổ sung, làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Các loại thực phẩm khác có nhiều đường bổ sung bao gồm bánh nướng, kẹo, bánh quy và bánh rán.

Lượng đường trong máu cao kéo dài còn có nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nước tương, nước mắm

Nước tương cũng như nước mắm, nước xốt thường có lượng natri cao.

Nước tương cũng như nước mắm, nước xốt thường có lượng natri cao, có thể lên tới 950 mg natri trong mỗi thìa canh, gần 50% lượng khuyến nghị hàng ngày (DV). Để giảm nạp muối, gia đình có thể thay thế bằng các nguyên liệu có hàm lượng natri thấp hơn như nấm, bột cà chua, men dinh dưỡng hoặc giấm.

Súp

Súp là món ăn nhẹ giúp giảm đói hoặc làm dịu cơn đau họng khi gặp các triệu chứng cảm lạnh, cúm. Tuy nhiên, món ăn này lại chứa nhiều muối dù được làm tại nhà vì thường có thành phần là nước luộc thịt bò, thịt gà hoặc rau củ. Ước tính mỗi cốc súp chứa khoảng hơn 800 mg natri, có thể khiến thận quá tải.

Hãy thử làm súp từ rau củ, thảo mộc và gia vị ít muối để tạo hương vị cho món ăn. Người thận yếu nên tránh súp để giảm tải cho thận.

Tin nổi bật