Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Thần dược” kỳ quái nửa đứng nửa bò “khắc tinh” của tiêu chảy

(DS&PL) -

Chỉ cần đẽo một chút gỗ từ cây kỳ quái này, nấu lấy nước, uống một ngụm, lập tức hết đau bụng, tiêu chảy.

Chỉ cần đẽo một chút gỗ từ cây kỳ quái này, nấu lấy nước, uống một ngụm, lập tức hết đau bụng, tiêu chảy.

Đi hết con suối Chúng Phùng thì lên đến mỏm núi cao ngay sát đỉnh Tây Côn Lĩnh. Từ điểm cao này, hình thành 2 con suối. Một suối chảy về xã Túng Sán thuộc huyện Hoàng Su Phì, một suối chảy về huyện Vị Xuyên.

Đỉnh Tây Côn Lĩnh khô cằn, gió thổi như bão, nên cây cối rất nhỏ, chỉ bằng độ bắp chân, cao vài mét. Chủ yếu là loài đỗ quyên, thích nghi sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt ấy.

Năm 2010, tôi và lương y Phạm Văn Thanh, cùng “người rừng” Trần Ngọc Lâm, đã từ Lào Cai sang chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh, nên không cần thiết phải lên nữa.

Sau chuyến đi ấy, con đường du lịch hoang dã được mở ra, nhiều người đã chinh phục “nóc nhà Đông Bắc” thành công.

Đứng trên mỏm núi cách đỉnh Tây Côn Lĩnh độ nửa giờ đi bộ, nhìn sang phía bắc là đất Trung Quốc, nhìn về phía tây là dải Tây Côn Lĩnh với hàng chục mỏm núi cao nhấp nhô tít hút, đuổi đến tận đầu dãy Hoàng Liên Sơn cắt ngang Tây Bắc nước Việt.

Lương y Thanh và cây thuốc quý trên Tây Côn Lĩnh.

Chúng tôi vạch rừng nhằm hướng Tây đi, để vòng qua mấy quả núi cao, rồi tụt xuống phía bản Chúng Phùng, ra trung tâm xã Túng Sán.

Lương y Phạm Văn Thanh bảo rằng, anh đã nghiên cứu nhiều về độ cao, thổ nhưỡng, khí hậu của hai dãy Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nhận thấy hai dãy này có điều kiện tương đối giống nhau, nên sẽ tìm thấy thuốc quý.

Dãy Tây Côn Lĩnh nhiều địa điểm còn hoang vu, chưa có dấu chân người, nên nhiều loài dược liệu đã gần như tuyệt chủng ở Hoàng Liên Sơn vẫn còn khá nhiều ở Tây Côn Lĩnh.

Chỉ vào một bụi cây thảo, lương y Phạm Văn Thanh bảo, đó là cỏ hoàng liên, một vị thảo dược cực kỳ quý. Loài cỏ này có lá như bộ móng của con gà, là thứ đặc trưng của dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ có ở độ cao trên 1.500m.

Theo anh Thanh, hiện chưa rõ vì loài cỏ này có mặt ở dãy Hoàng Liên, nên dãy núi hùng vĩ nhất Việt Nam được gọi là Hoàng Liên Sơn, hay người ta đặt tên cho loài cỏ đó theo tên núi.

Lấy thảo dược quý mọc trong hốc cây.

Mặc dù là loài cỏ đặc trưng của dãy Hoàng Liên Sơn cao vời vợi, nhưng hiện cỏ hoàng liên gần như đã tuyệt chủng, bởi người Trung Quốc thu mua cả thân lá lẫn gốc rễ từ nhiều năm nay. Hiện cỏ hoàng liên có giá nửa triệu đồng cho 1 kg tươi.

Đang nghiên cứu, ghi chép, đánh dấu trên bản đồ địa hình quần thể cỏ hoàng liên quý giá, thì lương y Thanh dừng lại và dẫn tôi xem một thân cây hết sức kỳ quái bám vào vách đá.

Gốc cây to bằng cái phích, có màu vàng, dựng đứng lên trời vài mét, rồi lại mềm oặt thả ngược xuống và bò loằng ngoằng như con trăn trên đá, rồi bám vào cây gỗ lớn cuộn lên trời.

Trong rừng có vô số loại dây leo kỳ quái, từ bé như cái đũa, cho đến loại to một người ôm, dài đến cả trăm mét, nên không có chuyên môn rất khó phân biệt.

Tôi chợt nhớ đến những ngày lang thang ở đỉnh Lủng Cẩu, một đỉnh núi cao hơn 2.000m ở phần giữa dãy Tây Côn Lĩnh, gặp rất nhiều cây dây leo có tên huyết đằng (còn gọi là máu chó).

Huyết đằng nhiều trăm tuổi ở núi Lủng Cẩu, trên dãy Tây Côn Lĩnh.

Muốn biết đâu là dây leo huyết đằng rất đơn giản, chỉ cần cầm dao chém vào thân cây, “máu” đỏ như máu chó tuôn ra ồng ộc thành vũng, sùi cả đống bọt. Thế nên, người ta mới gọi nó bằng cái tên dân dã là cây máu chó.

Lương y Thanh đưa tôi con dao đi rừng sắc lẹm, để tôi “cắt tiết” cây dây leo kỳ quái nọ. Tôi vung dao chém. Kỳ lạ thay, con dao nặng chịch, sắc lẹm bật ngược lại. Thân loài cây kỳ quái này cứng chẳng khác gì đá tảng.

Theo lời anh Thanh, để cưa được cây này, phải dùng cưa sắc và cưa cả ngày mới lấy được vài khúc.

Anh Thanh bảo, anh cũng không biết phải gọi chúng là dây leo hay thân gỗ nữa, bởi chúng có phần gốc mọc đứng như cây, phần thân và ngọn lại như dây leo, và lại cứng hơn cả gỗ nghiến. Thông thường, dây leo đều mềm, chứ không cứng như vậy. Điều lạ lùng thêm nữa, là lá của nó lại to hơn cả tàu lá chuối, mưa lớn có một cái lá che cũng không ướt được.

Theo anh Thanh, dược học Việt Nam chưa biết loại cây này. Người Trung Quốc có thể cũng không biết đến chúng, vì không thấy họ sang thu mua.

Lương y Thanh bên gốc của cây phúc đằng.

Cách đây 20 năm, trong chuyến đi lấy thuốc ở bản người Tày, sau bữa ăn, cậu con trai của ông thầy cúng đau bụng quằn quại. Anh Thanh sờ bụng biết rằng bị chướng bụng do ăn uống mất vệ sinh, định vào rừng nhổ cây thuốc, thì ông thầy cúng bảo không cần.

Ông thầy cúng lấy khúc gỗ để ngay gác bếp, đẽo một miếng bằng đầu ngón tay, rồi chẻ vụn bằng những sợi tăm.

Ông thầy cúng này thả nắm gỗ vụn vào cái ấm, cho nước đun sôi sùng sục một lát, thì chắt ra cho cậu con uống. Bát nước có màu xanh ngọc đắng ngắt, khiến cậu bé nhăn mặt. Tuy nhiên, uống xong, chỉ mấy phút sau cậu bé hết đau bụng, đi chơi với các bạn.

Mặc dù lương y Thanh biết nhiều cây thuốc trị đau bụng, đi ngoài, nhưng anh chưa từng thấy một khúc gỗ nào hiệu nghiệm tức thì như vậy. Anh thắp hương thề với ông thầy cúng người Tày, sẽ không tiết lộ với ai, và được ông dẫn lên rừng, đi tìm loài cây kỳ quái.

Gốc phúc đằng thân gỗ, nhưng thân và ngọn lại là dây leo và cứng như thép.

Theo ông thầy cúng này, thì cha ông, tổ tiên người Tày đã dùng nó trị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, còn nó tên gì, hoạt chất thế nào thì ông ta chịu.

Không có tên gọi, lương y Thanh đặt tên cho nó là phúc đằng (có nghĩa là trị bệnh vùng bụng). Có được mấy khúc gỗ trong tay, anh chẻ ra thành miếng nhỏ, bằng bao thuốc lá, tặng những người yếu bụng, hay chướng bụng đầy hơi, ngộ độc, cảm tả, tiêu chảy…

Khúc gỗ ấy như một thứ thần kỳ, mà không ca tiêu chảy nào không cầm ngay lập tức. Chỉ cần uống một ngụm nước nhỏ, những người yếu bụng có thể ăn các món gỏi thoải mái, không hề hấn gì.

Có được cây thuốc bí truyền, lương y Thanh đã sử dụng nó một cách khoa học. Anh kết hợp với những cây thuốc của anh, để hoàn thiện bài thuốc tiêu chảy.

Lương y Thanh bên gốc cây dẻ khổng lồ ở Tây Côn Lĩnh.

Anh sử dụng cây cỏ, giúp bệnh nhân “xả” hết độc tố ra ngoài qua đường tiểu tiện và đại tiện, để sạch ruột, sau đó anh mới dùng phúc đằng để cầm.

Những người bị hội chứng ruột kích thích, ăn buổi sáng, hoặc món lạ thường bị tiêu chảy, thậm chí không dám ăn khi đi đường xa, chỉ cần uống chút bột nghiền từ cây phúc đằng, sẽ an tâm cả ngày.

Lương y Thanh đã cung cấp cây phúc đằng cho một số nhà khoa học, doanh nghiệp dược để nghiên cứu và đều đánh giá rất cao hiệu quả của nó. Đánh tiếc là, không thể định tính, định danh được nó, nên chưa thể sản xuất đại trà cho nhân dân sử dụng.

Vì lời hứa với thầy cúng người Tày, nên lương y Thanh chưa dám công bố cây phúc đằng rộng rãi, để toàn dân khai thác sử dụng. Anh cũng sợ rằng, nếu để lộ nó, người Trung Quốc sẽ tìm sang tận diệt.

Lương y Phạm Văn Thanh đã đi nhiều vùng núi, nhưng anh thấy loài phúc đằng chỉ có mặt ở phần đầu dãy Hoàng Liên Sơn và Tây Côn Lĩnh. Vùng Sơn La, Lai Châu thì chưa tìm được.

Cây phúc đằng chỉ mọc ở rừng nguyên sinh, độ cao trên 1.000m, trên núi đá khô cằn, ít mưa. Nó mọc ra từ các bụi rậm trên vách đá hiểm trở.

Lương y Phạm Văn Thanh là thầy lang nổi tiếng với bài thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả. Anh đã giúp hàng vạn người thoát khỏi ám ảnh bởi căn bệnh rất khó điều trị này.

Bài thuốc chữa dạ dày của lương y Phạm Văn Thanh gồm cam thảo, bạch truật, hoài sơn, hoàng kỳ, hồi đầu thảo, phan tàu cáy, phục quản thống… cùng cả chục vị gia truyền khác.

Ngoài việc tiêu viêm, chủ trị chữa viêm loét, thì bài thuốc còn có nhiều vị giải độc, thông khí, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhằm nâng cao thể trạng cơ thể. Sự kết hợp giữa điều trị ngọn (tấn công trực tiếp vào bệnh - tây y) và điều trị tận gốc (nâng cao sức khỏe – nhân cường tật nhược – đông y), đã đem lại kết quả rất tốt.

Tin nổi bật