Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thảm kịch MH17 và vấn đề an toàn hàng không

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Trong lúc các nhà điều tra xác định nguyên nhân khiến chuyến bay MH17 rơi ở miền đông Ukraina, nhiều hãng hàng không đã tránh bay qua khu vực có xung đột.

(ĐSPL) - Trong lúc các nhà điều tra xác định nguyên nhân khiến chuyến bay MH17 rơi ở miền đông Ukraina, nhiều hãng hàng không đã tránh bay qua khu vực có xung đột.

Một máy bay chở khách phản lực Boeing 777 của Malaysia Airlines.

Các chuyên gia hàng không cho biết vụ máy bay của hãng Malaysia Airlines bị rơi ở miền đông Ukraina sẽ làm dấy lên những lời kêu gọi duyệt xét vấn đề an toàn hàng không, trong lúc những sự đánh giá ban đầu cho thấy một tên lửa đất đối không đã bắn rơi chiếc máy bay Boeing 777 đang bay ở độ cao 10.000 mét.
Theo VOA, toàn bộ 298 người trên máy bay đã thiệt mạng khi chiếc máy bay chở khách phản lực Boeing 777 của Malaysia Airlines bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur rơi xuống đất ở miền đông Ukraina, nơi có ít nhất 4 máy bay quân sự đã bị bắn hạ trong thời gian qua.

Đường bay của chiếc máy bay Malaysia gặp nạn chính đây là đối tượng của một lệnh cảnh báo chính thức cho các hãng hàng không.

Đường bay của chiếc máy bay Malaysia gặp nạn chính đây là đối tượng của một lệnh cảnh báo chính thức cho các hãng hàng không - thường được gọi tắt là NOTAM - mà nhiều hãng máy bay quốc tế lớn đã tuân theo và đã chuyển qua sử dụng những đường bay thay thế.
Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn hàng không quốc tế Hugh Ritchie, nhiều hãng máy bay Châu Á vẫn tiếp tục bay qua không phận Ukraina. Ông nói rằng điều này tạo ra những vấn đề về an toàn hàng không. Ông nói: "Bay qua không phận này trong lúc biết rõ là có vấn đề ở đó và để cho các hãng máy bay đặt hành khách vào tình huống có nhiều rủi ro là một việc không thể chấp nhận được. Tôi nhận thấy thật là đáng tởm khi họ tiếp tục bay qua những vùng đó”.
Ông Ritchie nói rằng Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế (IATA) nên đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ hơn về không phận Ukraina.
Tuy nhiên, một cuộc thẩm định sơ bộ của IATA cho biết chuyến bay xấu số MH17 đã bay bên ngoài không phận bị hạn chế.
Ông Greg Marshall, Giám đốc Quỹ An toàn Hàng không ở Melbourne, cho biết Malaysia Airlines đã nghe theo lời cảnh báo và đã bay ở độ cao 10.000 mét như được đề nghị. Ông Marshall nói rằng trách nhiệm tối hậu đối với vụ rớt máy bay thuộc về những kẻ đã bắn chiếc máy bay, giết hại tất cả những người trên đó.
Ông nói: "Đây là một vụ cố ý bắn rơi máy bay. Bất kể đây có phải là một vụ xác định lầm lai lịch hay không. Phải chăng thủ phạm của vụ này nghĩ rằng chiếc máy bay đó là máy bay quân sự hay dân sự? Đó là điều chưa thể xác định vào lúc này. Tuy nhiên, một sự việc như thế này là hoàn toàn nằm ngoài vòng kiểm soát của máy bay thuộc bất kỳ hãng hàng không nào, hãng Malaysia Airlines hay bất kỳ hãng máy bay nào khác”.
Thảm kịch MH17 xảy ra chỉ vài tháng sau khi chuyến bay MH 370 của Malaysia Airlines với 239 người trên máy bay bị mất tích vào ngày 8/3/2014. Cho đến nay các nhà điều tra vẫn chưa tìm ra xác của chiếc máy bay mà nhiều người tin là đã rơi xuống vùng biển ở nam Ấn Độ Dương.
Thảm họa mới nhất này đã tác động tới triển vọng kinh doanh của Malaysia Airlines. Giá cổ phiếu của công ty này sụt 18\% trong ngày 18/7.
Một số nhà phân tích dự đoán hãng máy bay đang thua lỗ này có thể sẽ bị sụp đổ. Nhưng một số người khác, như ông Daniel Wong, một nhà phân tích của Ngân hàng Đầu tư Hong Leong, nói rằng thảm kịch này có phần chắc sẽ làm tăng tốc việc tái cơ cấu doanh nghiệp, thay vì làm cho công ty bị phá sản.
Ông Wong nói thêm rằng Malaysia Airlines có thể đang tìm cách thiết lập quan hệ đối tác với các hãng máy bay khác, đồng thời họ sẽ gây thêm vốn bằng cách bán đi những tài sản không sinh lợi.

Tin nổi bật