Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thảm họa sóng thần ở Indonesia: Nguyên nhân do mảng núi lửa đổ sụp

(DS&PL) -

Núi lửa Anak Krakatau đã phun tro và dung nham suốt nhiều tháng trước khi một mảng ở sườn phía tây nam đổ sụp xuống biển gây ra lở đất và kích hoạt sóng thần.

Người đứng đầu cơ quan khí tượng Indonesia cho biết, núi lửa Anak Krakatau đã phun tro và dung nham suốt nhiều tháng trước khi một mảng rộng 0,64 km2 ở sườn phía tây nam đổ sụp xuống biển gây ra lở đất dưới biển và kích hoạt sóng thần.

Cảnh hoang tàn sau thảm họa sóng thần ở South Lampung, Indonesia ngày 23/12 - Ảnh: AFP/TTXVN

Reuters đưa tin, Dwikorita Karnawati, người đứng đầu cơ quan khí tượng Indonesia, nói rằng núi lửa Anak Krakatau đã phun tro và dung nham suốt nhiều tháng trước khi một mảng rộng 0,64 km2 ở sườn phía tây nam đổ sụp xuống biển.

"Điều này gây ra lở đất dưới biển và cuối cùng kích hoạt sóng thần", Dwikorita nói và nhấn mạnh thêm rằng sóng thần ập vào bờ chỉ 24 phút sau đó.

Những hình ảnh do vệ sinh Sentinel-1 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp lại cũng cho thấy một mảng lớn trên sườn phía nam của núi lửa trượt xuống biển.

"Khi rơi xuống đại dương, khối núi đó làm dịch chuyển bề mặt đại dương, gây ra dịch chuyển theo chiều dọc và kích hoạt sóng thần", Sam Taylor-Offord, một nhà địa chấn học tại Viện Khoa học GNS ở Wellington, New Zealand, nhận định.

Taylor-Offord cho biết vụ phun trào của núi lửa và "môi trường tiếng ồn cao" có thể là lý do vụ lở đất không được ghi nhận. Thực tế, sóng thần bị kích hoạt bởi núi lửa, không phải do động đất, có thể giải thích tại sao không có cảnh báo sóng thần nào được ban bố.

Trong diễn biến có liên quan, phát ngôn viên của cơ quan thảm họa quốc gia, ông Sutopo Purwo Nugroho, nói với Channel News Asia: "Bị phá hoại, thiếu kinh phí và lỗi kỹ thuật là nguyên nhân khiến hệ thống phao cảnh báo sóng thần hiện không hoạt động". Ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết thêm, hệ thống đã không phát đi cảnh báo khi sóng thần ập vào bờ biển Sunda hôm 22/12.

Ông Nugroho cho rằng cần phải triển khai hệ thống "được kích hoạt khi có lở đất dưới đáy biển và núi lửa phun trào" để đảm bảo rằng Indonesia được cảnh báo sóng thần từ sớm. Hiện nay, nước này chưa có hệ thống cảnh báo nào như vậy.

Thảm họa khiến ít nhất 281 người thiệt mạng và các chuyên gia cảnh báo một trận sóng thần khác có thể sẽ tấn công Indonesia khi núi lửa Anak Krakatoa tiếp tục hoạt động.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật