Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thảm họa sóng thần Indonesia: Lý giải việc hệ thống cảnh báo không hoạt động

(DS&PL) -

Phát ngôn viên Cơ quan Ứng phó Thảm họa Quốc gia Indonesia cho biết thiết bị dùng để phát hiện sóng thần của nước này đã không hoạt động kể từ năm 2012.

Phát ngôn viên Cơ quan Ứng phó Thảm họa Quốc gia Indonesia cho biết thiết bị dùng để phát hiện sóng thần của nước này đã không hoạt động kể từ năm 2012.

Phao báo sóng thần Indonesia không hoạt động kể từ 2012

[presscloud]6367[/presscloud]

Người dân sống ở nhiều khu vực ven biển gần eo Sunda, miền trung Indonesia tối 22/12 không nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào cho thấy một trận sóng thần sắp ập tới.

Khoảng 21h03 tối hôm đó, ngọn núi lửa Anak Krakatau nằm cách bờ biển 80 km bắt đầu phun trào, nhưng không có trận động đất nào xảy ra, nước biển cũng không rút ra ngoài khơi như những đợt sóng thần mà người Indonesia từng gặp trước đây, theo CNA.

Những người sinh sống tại bờ biển không nghe thấy bất cứ tiếng còi báo động nào cảnh báo họ về trận sóng thần sắp ập vào bờ.

Tới khi nhà chức trách Indonesia bắt đầu chiến dịch tìm kiếm thi thể của ít nhất 281 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích, nỗi giận dữ trong dư luận nước này về tính hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm sóng thần một lần nữa lại sôi sục.

Trong thảm họa động đất, sóng thần tấn công đảo Sulawesi hồi tháng 9, nhà chức trách Indonesia cũng gặp nhiều lúng túng trong việc cảnh báo, khi nhiều phao cảnh báo sóng thần trong mạng lưới của họ đã hư hỏng sau nhiều năm không được bảo trì và đầu tư đúng mức.

Còn trong trận sóng thần lần này, Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên Cơ quan Ứng phó Thảm họa Quốc gia Indonesia (BNPB) ban đầu còn viết trên Twitter rằng đây chỉ là trận "triều cường" do ảnh hưởng của trăng tròn.

Ông Nugroho sau đó xóa dòng tweet này và thừa nhận sóng thần đã tràn vào bờ. Cơ quan Khí tượng và Địa chất Indonesia (BMKG) ra thông cáo cho biết sóng thần nơi cao nhất là 0,9 m, các nơi khác khoảng 0,3 m, song nhiều nhân chứng cho hay ngọn sóng ập vào khu vực của họ cao 2-3 m.

Ông Nugroho sau đó nói rằng việc hệ thống phao sóng thần, thiết bị dùng để phát hiện sóng thần, không hoạt động kể từ năm 2012 đã một phần ảnh hưởng tới khả năng phát hiện thảm họa.

"Bị phá hoại, thiếu kinh phí và lỗi kỹ thuật là nguyên nhân khiến hệ thống phao cảnh báo sóng thần hiện không hoạt động", ông Sutopo Purwo Nugroho nói với Channel News Asia . 

"Cơn sóng thần bất thường"

Nhà cửa và phương tiện bị tàn phá sau động đất tại Indonesia nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty

Tiến sĩ Simon Boxall đến từ Đại học Southampton dự đoán nhà chức trách Indonesia trong vài ngày tới sẽ phải hứng chịu nhiều lời chỉ trích mạnh mẽ về việc hệ thống cảnh báo sớm sóng thần của họ không hoạt động, đặc biệt là sau thảm họa ở Sulawesi.

Tuy nhiên, giáo sư Dougal Jerram ở Đại học Oslo cho rằng những lúng túng của nhà chức trách Indonesia trong thảm họa lần này là điều dễ hiểu, bởi sóng thần do hoạt động của núi lửa gây ra rất khác so với sóng thần xuất phát từ trận động đất dưới đáy biển và chúng rất khó báo trước.

Theo NYTimes, khi núi lửa Anak Krakatau phun trào, dòng dung nham nóng đỏ sẽ làm suy yếu đáng kể vách núi lửa cao 300 m, khiến một khối lượng đất đá khổng lồ bị sạt lở và đổ ập xuống biển, giống như khi chúng ta ném một bao cát lớn vào bồn tắm, khiến lượng nước lớn bị ép vào bờ gây ra sóng thần.

Giám đốc Viện nghiên cứu sóng thần của Đại học Nam California (USC), ông Costas Synolakis cũng nhận định: "Đây không phải là một cơn sóng bình thường". Chuyên gia này cho biết đây là một cơn sóng thần núi lửa, nó không dâng cao đến mức tạo ra cảnh báo, vì vậy các trung tâm cảnh báo sóng thần sẽ không nhận được tín hiệu nào.

Ông Emile Okal, giáo sư ngành khoa học trái đất tại Đại học Northwestern (NWU), người đã nghiên cứu sóng thần trong suốt 35 năm, cho biết: Để phục vụ công tác dự báo cho những cơn sóng thần kiểu này, chính phủ Indonesia sẽ phải đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ và nhân lực khắp bờ biển nước này, và thậm chí điều đó cũng không đảm bảo việc dự báo có thể diễn ra kịp thời. Và hơn hết, điều không khả thi với năng lực tài chính và công nghệ của quốc gia này.

Giả thuyết về nguyên nhân cơn sóng thần ngày 22/12 ở Indonesia. Đồ họa: BBC.

Ông Nugroho chia sẻ: "127 ngọn núi lửa, chiếm 13% số núi lửa trên thế giới, tập trung ở Indonesia. Một vài núi lửa là các đảo nhỏ hoặc nằm dưới đáy biển mà khi phun trào có thể tạo ra sóng thần". Đây là thách thức đối với chính phủ và các viện nghiên cứu trong việc phát triển hệ thống cảnh báo. 

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật